Xác lập kỷ lục bản đồ ẩm thực Việt Nam có 126 món ăn đặc sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định xác lập kỷ lục bản đồ ẩm thực, văn hóa Việt Nam giai đoạn 2 có 126 món ăn đặc sản tiêu biểu của 63 tỉnh, thành phố.

Ngày 21.10, thông tin từ Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cho biết, tại lễ hội Rạng danh văn hóa ẩm thực Việt đang diễn ra tại Dinh Thống Nhất (Q.1, TP.HCM), đơn vị này đã quyết định công bố 2 kỷ lục ẩm thực.

Kỷ lục bản đồ ẩm thực Việt Nam có 126 món ăn đặc sản. Ảnh: CTV

Kỷ lục bản đồ ẩm thực Việt Nam có 126 món ăn đặc sản. Ảnh: CTV

Cụ thể là kỷ lục bản đồ ẩm thực, văn hóa Việt Nam giai đoạn 2 với 126 món ăn đặc sản tiêu biểu của 63 tỉnh, thành do các nghệ nhân bếp thực hiện công phu ngay tại lễ hội.

Trên bản đồ ẩm thực này có nhiều món độc lạ, là đặc sản các vùng miền như: món dông cát nướng muối ớt (Bình Thuận); lẩu cá ngát (Hậu Giang); lam nhọ (Lai Châu) hoặc các món ăn quen thuộc, đặc trưng vùng miền như: bún chả, bún đậu mắm tôm (Hà Nội), bánh mì Sài Gòn...

Kỷ lục thứ hai là bản đồ trực tuyến có số lượng món ăn Việt Nam nhiều nhất được đóng góp bởi cộng đồng. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ đề án hợp tác nâng tầm ẩm thực Việt mang tên: Biến tấu - vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt, giữa nhãn hàng Maggi và Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ VH-TT-DL) phối hợp triển khai.

Lễ hội Rạng danh văn hóa ẩm thực Việt Nam diễn ra từ ngày 20 - 22.10, do Hiệp hội Du lịch TP.HCM, Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam tổ chức.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, cho biết chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định văn hóa ẩm thực là dòng văn hóa chủ đạo. Theo đó, lễ hội là sự kiện góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới, góp phần thúc đẩy loại hình du lịch ẩm thực, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

(GLO)- Không nổi tiếng như những quán ăn lâu đời cùng thời, nhưng quán mì hoành thánh Kế Đô (55 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ khi mở cửa đến nay chỉ chuyên bán ăn đêm. Cũng bởi “lấy đêm làm ngày” mà không phải thực khách nào cũng biết đến quán ăn đêm đã tồn tại suốt nửa thế kỷ qua ở Phố núi.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.