Xác lập kỷ lục Lễ hội áo bà ba, áo dài có số người tham gia đông nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố xác lập kỷ lục Việt Nam cho Lễ hội áo bà ba và áo dài 'Duyên dáng Phương Nam' - sự kiện diễu hành áo dài, áo bà ba với sự tham gia của 5.000 phụ nữ.
Phụ nữ Cần Thơ diễu hành tại Lễ hội áo dài, áo bà ba. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Phụ nữ Cần Thơ diễu hành tại Lễ hội áo dài, áo bà ba. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Sáng 14/10, tại Công viên sông Hậu (quận Ninh Kiều), Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ tổ chức khai mạc Lễ hội áo bà ba và áo dài với chủ đề "Duyên dáng Phương Nam."

Hoạt động nhằm tôn vinh nét duyên, vẻ đẹp và cổ vũ cho việc bảo tồn, phát huy giá trị độc đáo của áo dài, áo bà ba; đồng thời, góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch, chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004-1/1/2024) và 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2023).

Cùng với 120 công trình phần việc chào mừng của các cấp Hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ tổ chức lễ hội trang phục áo bà ba, áo dài với chủ đề "Duyên dáng Phương Nam" với sự hưởng ứng của 5.000 phụ nữ.

Nếu nói áo dài là biểu tượng, là tâm hồn, là kết tinh của quê hương xứ sở, là hồn Việt kết tinh từ 4000 năm khai phá xây dựng thì chiếc áo bà ba gắn liền với hình ảnh người dân Phương Nam đi mở đất, gắn bó với các mẹ, các chị trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, chiếc áo bà ba trở thành nét văn hóa trang phục đặc trưng của vùng đất Phương Nam và Cần Thơ.

Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh nét đẹp giá trị và lan tỏa tình yêu với chiếc áo dài, áo bà ba: phụ nữ mặc áo bà ba đến viếng tại tượng đài Bác Hồ bằng xe máy cổ; trải nghiệm không gian góc chợ xưa trải nghiệm những loại bánh dân gian Nam Bộ; tổng kết trao giải cuộc thi ảnh "Nét duyên áo bà ba" năm 2023...

Phần trình diễn áo dài với chủ đề "Áo dài xưa và nay." Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Phần trình diễn áo dài với chủ đề "Áo dài xưa và nay." Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Võ Kim Thoa, các hoạt động của Lễ hội áo dài, áo bà ba là sự kiện thể hiện niềm tự hào của phụ nữ Cần Thơ khi mặc trên người chiếc áo bà ba duyên dáng, đậm chất Nam Bộ và chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam; đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của người phụ nữ Cần Thơ luôn ý thức giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.

Tiếp nối truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Cần Thơ thời kỳ trước, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Cần Thơ khẳng định, phụ nữ thành phố đã nỗ lực vươn lên, không ngừng sáng tạo và đổi mới trong lao động, học tập, công tác, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của thành phố trong 20 năm qua.

Phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và sự nghiệp bình đẳng. Các cấp Hội thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ; đồng thời là cầu nối giữa Đảng và hội viên phụ nữ, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Bên cạnh đó, phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch" gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, toàn diện mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam cho Lễ hội áo bà ba và áo dài "Duyên dáng Phương Nam" - sự kiện diễu hành áo dài, áo bà ba cùng thời điểm có số lượng người tham gia đông nhất.

Đoàn diễu hành áo bà ba trình diễn tại lễ hội. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Đoàn diễu hành áo bà ba trình diễn tại lễ hội. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.