
Ông Putin và ông Tập dường như có kế hoạch gặp nhau tại các sự kiện sắp tới: "Lịch trình các cuộc họp cấp cao sắp tới liên quan đến lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moscow, hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và các sự kiện kỷ niệm tại Bắc Kinh nhân dịp kỷ niệm 80 năm Chiến thắng Nhật Bản và kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II cũng đã được xác nhận" - Điện Kremlin cho biết.
Về phía Ukraine, trong cuộc họp báo ở thủ đô Kiev ngày 23/2, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Zelensky kêu gọi Trung Quốc tham gia tiến trình đàm phán hòa bình ở Ukraine.
Tổng thống Volodymyr Zelensky nhận định Bắc Kinh có ảnh hưởng đáng kể trong quan hệ kinh tế với châu Âu và Liên minh châu Âu (EU, bày tỏ kỳ vọng Trung Quốc có thể giúp Ukraine ngăn chặn các hành động quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin và ủng hộ nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Ông Zelensky cũng khẳng định Ukraine chưa bao giờ đề nghị Trung Quốc cung cấp vũ khí hay hỗ trợ quân sự.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy hòa bình và tái thiết Ukraine, đồng thời khẳng định Kiev luôn sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc để tìm kiếm giải pháp hòa bình và tái thiết đất nước.
Tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác giữa Ukraine và Trung Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn Bắc Kinh có những hành động thiết thực và rõ ràng hơn nhằm thúc đẩy giải pháp hòa bình bền vững cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ở phía Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin: Ngày 24/2 khi điện đàm với ông Putin, ông Tập phát biểu Trung Quốc vui mừng khi thấy Nga và các bên liên quan có những nỗ lực tích cực nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bắc Kinh khẳng định luôn ủng hộ đối thoại và đàm phán là “giải pháp duy nhất” cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tháng 5/2024, Trung Quốc và Brazil công bố kế hoạch hòa bình đồng thuận 6 điểm, trong đó đề xuất mọi cuộc đàm phán phải có sự tham gia của cả hai bên trong xung đột.
Tuy nhiên Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ kế hoạch này, vì cho rằng sáng kiến này thiên về lợi ích của Nga.
Tháng 9/2024, Trung Quốc, Brazil, Ai Cập và một số quốc gia Nam bán cầu thành lập nhóm "Những người bạn vì hòa bình" tại Liên Hợp Quốc, kêu gọi tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Cũng vào lúc đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoài nghi và nhấn mạnh Ukraine không thể chấp nhận một thỏa thuận hòa bình bất lợi.