Tuyển Việt Nam hết lo thi đấu trên sân nhân tạo tại AFF Cup 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuyển Việt Nam sẽ không thi đấu trên sân cỏ nhân tạo như những lo ngại ban đầu, sau khi nước chủ nhà Singapore và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) đạt được sự thống nhất về địa điểm thi đấu. 

Tuyển Việt Nam sẽ thi đấu các trận vòng bảng AFF Cup 2020 trên sân Bishan. Ảnh: Bishan Stadium.
Tuyển Việt Nam sẽ thi đấu các trận vòng bảng AFF Cup 2020 trên sân Bishan. Ảnh: Bishan Stadium
Theo Siam Sport chiều 23.10, AFF và Liên đoàn bóng đá Singapore (FAS) đã thống nhất về 2 địa điểm sẽ tổ chức các trận đấu tại AFF Cup 2020 là sân vận động quốc gia Singapore (sức chứa 55.000 chỗ ngồi) và sân Bishan (6.000 chỗ ngồi). Đây là 2 sân cỏ tự nhiên, giúp các đội bóng có điều kiện thi đấu tốt nhất.
Trước đó, FAS dự kiến tổ chức các trận đấu bảng B (gồm tuyển Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào) trên sân cỏ nhân tạo Jalan Besar. Điều này đã khiến các đội tại bảng B phản ứng, buộc nước chủ nhà Singapore và AFF phải có thay đổi.
Với quyết định này, tuyển Việt Nam sẽ không thi đấu trên sân cỏ nhân tạo tại AFF Cup 2020, diễn ra từ ngày 5.12.2021 đến 1.12.2022. Thầy trò ông Park Hang-seo vốn không lạ gì việc thi đấu trên sân cỏ nhân tạo, khi đội U22 Việt Nam đã đoạt Huy chương vàng SEA Games 2019 tại Philippines cũng trên mặt sân loại này. Tuy nhiên, việc thi đấu trên sân cỏ nhân tạo tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương cho các cầu thủ hơn, đặc biệt trong những pha va chạm, té ngã.
Theo lịch, tuyển Việt Nam sẽ bắt đầu hành trình bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup bằng trận gặp Lào hôm 6.12. Sau đó, đội bóng của ông Park Hang-seo sẽ lần lượt chạm trán với Malaysia (12.12), Indonesia (15.12) và Campuchia (19.12).
NGUYỄN ĐĂNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.