Tuyên bố chung tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các Bộ trưởng thể hiện quan ngại sâu sắc về sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19, đang gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như các nền kinh tế trên thế giới.

 

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)




Trong khuôn khổ chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) hẹp lần thứ 26 tại thành phố Đà Nẵng, chiều 11/3, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ra Tuyên bố chung về tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của ASEAN để đối phó với COVID-19.

Các Bộ trưởng thể hiện quan ngại sâu sắc về sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19, đang gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như các nền kinh tế trên thế giới. Tuyên bố chung truyền tải sự đồng cảm đến tất cả các nước ASEAN cũng như ngoài ASEAN đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này; nhắc lại Tuyên bố của nước Chủ tịch về một ASEAN Chủ động thích ứng với sự bùng phát của dịch COVID-2019, trong đó nhấn mạnh “tầm quan trọng của sự đoàn kết trong ASEAN và tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng của Cộng đồng ASEAN trong việc đối mặt với sự bùng nổ của COVID-19 và những thách thức tương tự”.

Tuyên bố chung cũng ghi nhận nỗ lực hiện nay của từng quốc gia thành viên ASEAN, các cơ quan ngành ASEAN cũng như các nền kinh tế khác trong việc kiểm soát sự lây lan và ảnh hưởng của dịch COVID-19; tuyên dương đóng góp của các nhân viên y tế và phi y tế đã giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Các Bộ trưởng cũng nhận thấy các tác động bất lợi của sự bùng phát dịch COVID-19 đối với nền kinh tế, bao gồm đối với các ngành du lịch, sản xuất, bán lẻ và các dịch vụ khác… cũng như là sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và thị trường tài chính; nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết đối với các nỗ lực phối hợp để tránh các tác động bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu do sự bùng phát của COVID-19.

Các Bộ trưởng ghi nhận Tuyên bố báo chí của Chủ tịch về COVID-19 do Hội đồng Điều Phối ASEAN (ACC) được đưa ra tại Vientinane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 20/2, khẳng định cam kết của khu vực trong việc duy trì các chính sách mở cửa kinh tế và hội nhập của ASEAN và thúc đẩy khả năng phục hồi khu vực, sẵn sàng tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác ngoại khối và cộng đồng quốc tế để tăng cường các biện pháp sẵn sàng và ứng phó nhằm giảm thiểu và loại bỏ các tác động của COVID-19;

Các Bộ trưởng thể hiện sự đồng ý rằng các biện pháp hạn chế di chuyển qua biên giới phải dựa trên các cân nhắc về sức khoẻ cộng đồng và không nên hạn chế thương mại trong khu vực một cách không cần thiết.

Tuyên bố chung cũng đồng ý thực hiện các hành động chọn lọc để giảm thiểu tác động kinh tế của dịch COVID-19 nhằm: cam kết tiếp tục duy trì mở cửa thương mại và đầu tư trong ASEAN; tăng cường chia sẻ thông tin trong khu vực và phối hợp để đối phó với các thách thức kinh tế do sự bùng phát của COVID-19; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị doanh nghiệp, hiệp hội để củng cố hình ảnh Đông Nam Á là trung tâm thương mại đầu tư và du lịch của khu vực; tận dụng công nghệ và thương mại số để hỗ trợ và cho phép các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tiếp tục hoạt động; tăng cường khả năng phục hồi và tính bền vững của chuỗi cung ứng, thông qua sự minh bạch, kịp thời và đặc biệt là nỗ lực chung để đẩy nhanh việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN (MPAC) 2025.

Tuyên bố chung nhấn mạnh các hành động để củng cố hợp tác kinh tế ASEAN với các đối tác ngoại khối để tổng hợp các sáng kiến nhằm tăng cường chuỗi cung ứng khu vực để làm ổn định và giảm rủi ro trước những cú sốc bên trong và bên ngoài;

Xây dựng các nền tảng để tạo thuận lợi thương mại hiện có trong ASEAN, như Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), để thúc đẩy và hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng; kiềm chế các hành động để không tạo ra áp lực lạm phát không cần thiết hoặc không ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực trong khu vực, nỗ lực để đảm bảo nguồn cung hàng hoá và nhu yếu phẩm và tiếp tục dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là các hàng rào cản trở dòng chảy hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi cung ứng và tránh áp dụng các biện pháp phi thuế quan mới, không cần thiết.

Tuyên bố chung trên cũng đã khép lại chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) hẹp lần thứ 26. Theo kế hoạch dự kiến, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 6 đến ngày 9/4.

Theo Quốc Dũng (TTXVN/Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

(GLO)- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 3-2025, Việt Nam xuất khẩu 20.244 tấn hồ tiêu, trị giá 141,6 triệu USD (tăng 41,3% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với tháng 2-2025).

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh Hà Duy

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất đầu tư điện mặt trời nổi 1026 MW và mở rộng 2 nhà máy thuỷ điện 250MW

(GLO)- Chiều 10-4, tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đã làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương làm trưởng đoàn về việc đề xuất triển khai các dự án điện mặt trời nổi và mở rộng các nhà máy thủy điện.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.