Tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 872/KH-UBND về triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm được triển khai ở cả 3 bậc học: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Ảnh: Nhật Hào

Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm được triển khai ở cả 3 bậc học: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Ảnh: Nhật Hào

Theo đó, đối với công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm được thực hiện ở cả 3 bậc học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Cụ thể, ở cấp tiểu học, nội dung tư vấn chủ yếu gồm: Giáo dục học sinh nhận biết công việc, nghề nghiệp, việc làm của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương; phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh. Ở cấp trung học cơ sở tập trung giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tích cực về lao động, nghề nghiệp, việc làm; khám phá sở thích, năng lực, sở trường, nguyện vọng của bản thân; phát triển các kỹ năng xã hội, quản lý thời gian, ứng phó với căng thẳng, khủng hoảng, hợp tác và chia sẻ; tư vấn, định hướng và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp, việc làm phù hợp với các ngành nghề dự kiến lựa chọn; tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nắm bắt xu hướng dịch chuyển nghề nghiệp, việc làm thông qua hình ảnh, học cụ, clip, các tài liệu, công cụ lao động; bồi dưỡng kiến thức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác… Đối với cấp trung học phổ thông, công tác tư vấn tập trung vào các nội dung: Giáo dục học sinh phát triển phẩm chất năng lực bản thân và xác định nguyện vọng, sở thích nghề nghiệp; cung cấp cho học sinh thông tin về các cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo và tư vấn cho học sinh về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, lập kế hoạch, xây dựng dự án, tự học và giải quyết vấn đề; bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác; tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh tối thiểu 1 lần/năm học.

Đối với công tác hỗ trợ khởi nghiệp ở cấp trung học cơ sở tập trung tuyên truyền cho học sinh về các hoạt động đổi mới sáng tạo khởi nghiệp thông qua việc lồng ghép vào chương trình môn học, các hoạt động giáo dục, tài liệu và các phương tiện truyền thông; phát triển các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để học sinh có môi trường hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Đối với công tác hỗ trợ khởi nghiệp trung học phổ thông tập trung vào các nội dung: Kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của học sinh với các đối tác, tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp; tuyên truyền cho học sinh về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp thông qua lồng ghép chương trình môn học, các hoạt động giáo dục, tài liệu và các phương tiện truyền thông. Đồng thời, phát triển các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học; đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để học sinh có môi trường hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp; tổ chức diễn đàn, toạ đàm, giao lưu truyền cảm hứng tinh thần khởi nghiệp cho học sinh...

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.