Từ đâu mà có “mùa hè”?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chúng ta đang ở giữa mùa hè. Ai cũng biết, đây là một trong bốn mùa của năm, sau mùa xuân và trước mùa thu. Tuy nhiên, vì sao mùa này có tên là “hè”?

Trong tiếng Việt có 3 từ “hè”. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992) ghi nhận từ “hè” đầu tiên là “mùa hạ” (tr.432). Như vậy, “mùa hạ” chính là tên gọi khác của “mùa hè”. Từ này hiện vẫn được sử dụng nhưng phạm vi hẹp hơn.

Cùng với “xuân”, “thu” và “đông”, “hạ” là từ Việt gốc Hán. Ba từ trước không có từ tương đương trong tiếng Việt. Riêng “hạ” thì có một từ tương đương là “hè”. Vậy, có phải “hè” là từ thuần Việt tương đương của “hạ”?

Thật ra, “hè” cũng là một từ Việt gốc Hán. Nói cách khác, “hè” cũng chính là “hạ”. Như đã biết, trong tiếng Việt, bên cạnh từ Hán Việt còn có một lớp từ được gọi là “tiền/cổ Hán Việt”. Đây là lớp từ gốc Hán có âm đọc xưa hơn từ Hán Việt (âm đọc thời Đường) còn được bảo lưu trong tiếng Việt. Chẳng hạn, “buồng” là từ tiền/cổ Hán Việt mà từ Hán Việt tương đương là “phòng”, “chén” là âm đọc xưa của từ Hán Việt “trản”, “rồng” là âm xưa của “long”, “búa” là âm xưa của “phủ”…

Tương tự, “hè” là từ tiền/cổ Hán Việt mà từ Hán Việt tương đương là “hạ”. Điều này không khó để chứng minh. Vì mối quan hệ giữa hai nguyên âm /a/ và /e/ là mối quan hệ lịch sử. Giữa chúng có sự tương ứng mà ta có thể gặp trong nhiều trường hợp như: chè ~ trà, mè (vừng) ~ ma, xe ~ xa... Trong tiếng Việt cũng có hiện tượng này, chẳng hạn: mẹ ~ má, ha ~ he, nha ~ nhe, nhá ~ nhé… Mối quan hệ tương ứng giữa hai thanh điệu huyền (thanh 2) và nặng (thanh 6) cũng là điều bình thường, ví như: nhì ~ nhị, mùa ~ vụ,…

Ngoài ra, cũng như “hè”, “mùa” là một từ Việt gốc Hán. Nó chính là âm xưa của từ Hán Việt tương đương là “vụ” (mối quan hệ giữa hai phụ âm m - v, hai nguyên âm /u/ - /ua/ và hai thanh huyền - nặng hoàn toàn có thể chứng minh được). Cho nên, ta có hai từ ghép đẳng lập tương đương là mùa vụ và vụ mùa.

Tóm lại, cả “mùa” lẫn “hè” đều là những từ Việt gốc Hán. Khi vào tiếng Việt, chúng được cấu tạo theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt (yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ trong các danh từ, ngữ danh từ; ngược lại với tiếng Hán). Đây là lý do chúng tồn tại được trong tiếng Việt. 

ThS. PHẠM TUẤN VŨ

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Quang cảnh chương trình.

Tặng 200 phần quà cho người dân xã An Toàn

(GLO)- Ngày 13-7, tại Nhà văn hóa thôn 2 (xã An Toàn, tỉnh Gia Lai), Chùa Pháp Ấn (phường An Nhơn Nam) và Tịnh thất Chánh Nam (xã Tuy Phước Bắc) phối hợp tổ chức chương trình trao quà từ thiện cho người dân địa phương.

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

(GLO)– Hè về, Trường Tiểu học Đak Sơ Mei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng đọc bài của các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Lớp học hè miễn phí do giáo viên tình nguyện Vũ Phạm Ngọc Hà (phường Thống Nhất) phối hợp với Đoàn xã tổ chức, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước năm học mới.

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định chia sẻ yêu thương với bệnh nhân

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định chia sẻ yêu thương với bệnh nhân

(GLO)- Sáng 10-7, Ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định phối hợp cùng nhà hảo tâm và Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn-Dinh dưỡng tổ chức thăm và nấu những suất cơm tặng các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Quy Nhơn (phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai).

null