Từ 1.3, những mẫu hộ chiếu và CCCD nào cùng có giá trị sử dụng? K

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với việc điều chỉnh chính sách về xuất, nhập cảnh và quản lý cư trú, hiện đang có nhiều mẫu hộ chiếu phổ thông và CCCD/CMND cùng có giá trị sử dụng.

Thời gian qua, một số chính sách liên quan đến công tác quản lý về cư trú và xuất, nhập cảnh có sự điều chỉnh. Điều này dẫn tới đang có nhiều mẫu hộ chiếu phổ thông (gọi tắt là hộ chiếu) và CCCD/CMND cùng có giá trị sử dụng.

Từ 1.3.2023, Bộ Công an cũng như cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp hộ chiếu gắn chip. Ảnh: Anh Quân

Từ 1.3.2023, Bộ Công an cũng như cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp hộ chiếu gắn chip. Ảnh: Anh Quân

Bắt đầu cấp hộ chiếu gắn chip từ 1.3

Từ ngày 1.7.2022, Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp hộ chiếu mẫu mới (loại không gắn chip) theo quy định tại Thông tư 73/2021. Theo giới thiệu, mẫu mới có nhiều cải tiến, đảm bảo kỹ thuật bảo an, khó làm giả; được thiết kế công phu, trên mỗi trang đều có hình tượng về chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam.

Cùng với việc cấp hộ chiếu mẫu mới, Bộ Công an cho biết hộ chiếu mẫu cũ đã cấp trước ngày 1.7.2022 sẽ tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu.

Sau khoảng 1 tháng triển khai mẫu mới, một số quốc gia từ chối cấp visa cho công dân Việt Nam vì hộ chiếu không có thông tin nơi sinh.

Tháng 11.2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 76, đồng ý bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu. Đến tháng 12.2022, Bộ Công an ban hành Thông tư 68/2022 để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 73/2021 quy định về mẫu hộ chiếu.

Tiếp đó, từ 1.1.2023, Bộ Công an và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bắt đầu triển khai cấp hộ chiếu bổ sung thông tin nơi sinh. Mẫu này giữ nguyên hình thức, chất liệu như mẫu trước đó. Điểm khác là bổ sung thông tin nơi sinh và tách riêng "họ", "chữ đệm và tên" trên 2 dòng riêng biệt.

Cùng với hộ chiếu bổ sung nơi sinh, Bộ Công an khẳng định hộ chiếu đã cấp trước ngày 1.1.2023 theo các mẫu đã ban hành trước đây vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu.

Và từ 1.3 tới đây, Bộ Công an cũng như cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp hộ chiếu gắn chip. Mẫu này được giới thiệu có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn, không chỉ họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch mà có cả sinh trắc học, ví dụ như vân tay, mống mắt, khuôn mặt, nhóm máu. Mẫu gắn chip còn là cơ sở để tự động hóa công tác kiểm soát cửa khẩu, tạo thuận lợi cho việc đi lại, xuất nhập cảnh giữa các nước…

Bộ Công an cho hay, hộ chiếu không gắn chip và hộ chiếu gắn chip sẽ được sử dụng song hành.

Như vậy, kể từ 1.3, 4 mẫu hộ chiếu có thể cùng có giá trị sử dụng, gồm: mẫu cũ cấp trước ngày 1.7.2022 (vẫn còn thời hạn), mẫu theo Thông tư 73/2021, mẫu theo Thông tư 68/2022 và mẫu gắn chip.

Hiện nay đang có nhiều mẫu CCCD/CMND cùng có giá trị sử dụng. Ảnh: Tuyến Phan

Hiện nay đang có nhiều mẫu CCCD/CMND cùng có giá trị sử dụng. Ảnh: Tuyến Phan

Đề xuất sửa đổi mẫu CCCD

Tương tự với hộ chiếu, hiện nay cũng đang có nhiều mẫu CMND/CCCD có thể cùng có giá trị sử dụng.

Với CMND, trường hợp người dân đang sử dụng loại 9 số và 12 số thì các giấy tờ tùy thân này vẫn có giá trị cho đến khi hết thời hạn kể từ ngày cấp (15 năm).

Với CCCD, hiện có 2 mẫu thẻ gồm loại mã vạch và gắn chip. Cả 2 đều có giá trị sử dụng như nhau. Tuy nhiên, CCCD gắn chip được đánh giá nhiều điểm ưu việt hơn.

Theo giới thiệu, CCCD gắn chip có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần…

Việc sử dụng CCCD gắn chip sẽ thuận lợi trong các giao dịch hành chính của công dân cũng như phục vụ công tác quản lý nhà nước. Khi thẻ tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng CCCD gắn chip là có thể thực hiện được các giao dịch.

Tính đến cuối tháng 12.2022, toàn quốc đã cấp hơn 76,5 triệu thẻ CCCD gắn chip cho người dân.

Mới đây nhất, trong dự thảo luật CCCD sửa đổi, Bộ Công an đề xuất sửa một số thông tin trên mặt thẻ CCCD gắn chip. Trong đó, số CCCD sẽ đổi thành mã số định danh cá nhân, quê quán đổi thành nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú đổi thành nơi cư trú, lược bỏ vân tay…

Bộ Công an còn đề xuất tất cả CMND đã được cấp sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31.12.2024, thay vì 15 năm như quy định hiện hành; đồng thời mở rộng đối tượng được cấp CCCD với cả người dưới 14 tuổi.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại, người dân có thể sử dụng 4 mẫu giấy tờ tùy thân đều có giá trị pháp lý, gồm: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip. Tới đây, nếu đề xuất của Bộ Công an được thông qua, sẽ có thêm một mẫu nữa là CCCD gắn chip sửa đổi.

Có thể bạn quan tâm

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.