Từ 10-6: Lấy mật ong rừng, phạt đến 3 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Từ ngày 10-6, hành vi săn bắt, giết hại, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định bị xử phạt lên đến 400 triệu đồng.
Từ ngày 10-6-2019, Nghị định 35/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp sẽ được áp dụng.
Nghị định này có nêu những hành vi thường thấy và gây nguy hiểm cho rừng và con người như đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh... có thể bị phạt từ 1,5 - 03 triệu đồng.
Nghị định cũng nêu rõ: Hành vi săn bắn, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định bị phạt tiền từ 05 - 400 triệu đồng; ngoài ra còn bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung.
Các hành vi chặt, đốt, phát cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc… gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép sẽ bị xử phạt đến 200 triệu đồng.
ức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp là 500 triệu đồng và với tổ chức có cùng hành vi vi phạm là 01 tỷ đồng.
Trúc Phương (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.