Săn mật ong rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phía sau những lít mật ong rừng chảy về xuôi là công việc đầy hiểm nguy của người thợ.
 

Mùa lấy mật ong rừng ở Tây Bắc kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch) hàng năm. Quãng thời gian này, anh Bùi Duy Nhất (Núa Ngam, Điện Biên) lại lặn lội vào rừng để mưu sinh.
 

Dao nhỏ, hương, xà beng..., là những vật dụng của thợ săn mật ong.
 

Khi phát hiện tổ ong nằm trong đá hay trên cây, người thợ phải quan sát kỹ và suy nghĩ tìm cách tiếp cận, khai thác.
 

Thợ ong đốt hương tạo khói để xua đuổi đàn ong khi lấy mật.
 

Để tách đàn ong bay ra khỏi sáp, người thợ dùng tay đưa từng mảng ong ra ngoài và gom chúng vào trong chiếc nón. "Đây là công đoạn nguy hiểm nhất bởi lúc này ong mất tổ, người bắt ong có thể bị cả tổ lao vào đốt", anh Nhất nói.
 

Người thợ nhìn những mảng sáp vàng óng để đánh giá lượng mật; tổ nhiều mật thì khai thác luôn; tổ mới làm, ít mật sẽ để dành khai thác sau.
 

Nhiều lần anh Nhất bị ong đốt phải vào viện truyền nước để thải hết chất độc ra ngoài.
 

"Tôi đã thử đưa cả tổ ong rừng về nhà nuôi nhưng ong không ở mà bỏ đi hết chỉ sau vài ngày", anh Nhất chia sẻ.
 

Tổ ong ruồi có giá cao hơn những loài ong khác, bởi loại này thơm ngon và khó làm giả.
 

Bên cạnh trực tiếp đi rừng lấy mật, anh Nhất còn thu mua từ người dân địa phương.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.