"Chưa có đánh giá chất lượng dinh dưỡng của mật ong rừng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, giá mật ong rừng trên thị trường rất cao, từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng/lít, trong khi giá mật ong nuôi rẻ hơn rất nhiều, từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng/lít. Vấn đề đặt ra ở đây là giá cả chênh lệch nhau nhiều như vậy nhưng chất lượng dinh dưỡng của mỗi loại có tỷ lệ thuận? Về nội dung này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông ĐẶNG QUỐC HƯNG-phụ trách Xí nghiệp Ong Gia Lai.

Ông Đặng Quốc Hưng đang kiểm tra chất lượng của các loại mật ong. Ảnh: Đ.Y
Ông Đặng Quốc Hưng đang kiểm tra chất lượng của các loại mật ong. Ảnh: Đ.Y

* P.V: Có phải mật ong rừng có tốt hơn mật ong nuôi, thưa ông?

- Ông ĐẶNG QUỐC HƯNG: Đầu tiên, phải nói rằng mật ong rừng hay mật ong nuôi đều là mật ong và có đầy đủ những đặc tính tốt cũng như giá trị dinh dưỡng. Đó là chất ngọt bổ dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất, giàu các chất oxy hóa, kháng khuẩn. Theo dân gian, người dân cho rằng mật ong rừng tốt hơn mật ong nuôi nhưng trên thực tế mật ong rừng chưa được kiểm tra chất lượng như mật ong nuôi nên khó có thể khẳng định được là mật ong rừng tốt hơn. Tại tỉnh ta, từ tháng 12 của năm trước cho đến tháng 5 của năm sau, những người nuôi ong bắt đầu mùa quay mật, họ di thực đàn ong đến những nơi có hoa cà phê và cao su ra lá để ong tự đi hút mật về xây tổ, rồi con người quay mật. Khi nhập khẩu mật ong, các nước không phân biệt mật ong rừng hay nuôi mà họ đánh giá qua chất lượng kiểm định của mật ong, đó là lượng đường C4 dưới 5%, đường Sacaro dưới 3% và 13 chất kháng sinh khác từ mật ong phải đảm bảo thì mới nhập.

Chính vì vậy, hiện nay, nhiều người dân cho rằng mật ong rừng tốt hơn mật ong nuôi thì mới chỉ là định tính thôi, còn chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào hoặc kết quả phân tích nào chứng minh rõ ràng sự khác biệt về các thành phần, đặc biệt là giá trị dinh dưỡng của mật ong rừng và mật ong nuôi, có chăng chỉ là khác nhau về hương vị do mỗi người cảm nhận. Riêng chất lượng mật ong nuôi thì nước ngoài cũng đã kiểm định, nên có thể yên tâm mua về dùng. Hơn nữa, nhìn vào thực tế, hàng ngày người người vào rừng tìm ong làm tổ để bắt về quay mật, mà ong rừng làm tổ phải cả năm mới khai thác mật được thì mật ong rừng ở đâu mà có nhiều vậy? Chưa kể, một tổ ong rừng to nhất cũng chỉ vắt được 6-7 lít mật là nhiều. Theo tôi, nếu muốn mua mật ong rừng thì nên tìm đến địa chỉ có uy tín hoặc mua người quen thì mới đảm bảo, còn không thì vẫn chỉ là mật ong nuôi được người bán gọi là mật ong rừng để đánh lừa khách hàng.

* P.V: Vậy theo ông, hiện nay trên thị trường có mật ong giả không? Cách phân biệt giữa mật ong thật, mật ong nuôi và mật ong giả ra sao?

- Ông ĐẶNG QUỐC HƯNG: Thực ra trên thị trường hiện nay rất khó phân biệt mật ong thật, mật ong nuôi và mật ong giả. Nhìn bằng mắt thường thì màu mật ong là như nhau nhưng khi mua chúng ta có thể dễ dàng phân biệt bởi hương vị của nó. Nếu người tiêu dùng nếm cùng một lúc các loại mật ong rừng, nuôi và giả thì có thể biết ngay. Mật ong được con ong lấy mật từ gân lá cao su-gọi là mật cao su thì khi nếm có vị ngọt rất thanh, còn mật ong được con ong lấy từ hoa cà phê thì có vị hơi chua, khi đóng chai thường có lớp phấn hoa ở trên cổ chai. Còn mật ong được nuôi hoàn toàn từ đường có vị ngọt gắt (do có hàm lượng đường C4 trên 7% và Sacaro trên 5%), chất lượng mật ong không đảm bảo thì gọi là mật ong giả.

Tuy nhiên, cách phân biệt mật ong thật và giả cũng chỉ là tương đối. Bên cạnh đó, người mua cũng cần phân biệt bọt khí trong mật ong và bọt khí được tạo ra do quá trình lên men. Mật ong luôn có bọt khí. Nếu mật ong đã bị lên men, bọt khí cũng tạo ra rất nhiều, lúc đó mật sẽ có mùi chua, vị lạ, khó chịu, nghĩa là mật đã biến đổi chất lượng thì không nên sử dụng nữa.

* P.V: Xin cảm ơn ông!

Đinh Yến (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.