Nghề “nuôi” ong rừng ở Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở Kbang (Gia Lai) có một khu vực mà bà con người Bahnar làm lỗ ở cây trong rừng để đến mùa Xuân ong tự về làm tổ, cho mật và đã trở thành nghề truyền thống lâu đời.
Ông Đinh Hýưt, ở làng Bngănl, xã Krong, cho biết: Ông bà kể lại rằng, ngày xưa  đi lấy mật ong rừng, thấy ong làm tổ trong hốc cây bị sâu gốc có nhiều mật và năm nào ong cũng về làm tổ chỗ đó. Từ đó, bà con chọn những cây có lỗ sâu và khoét thêm để cho ong về làm tổ, bà con gọi là ong lỗ. Thường thì vào dịp đầu năm Dương lịch, khi ăn Tết mùa (lễ đóng cửa kho) xong, họ vào rừng để dọn lỗ ong, chuẩn bị cho một mùa mật mới.
Theo chân bà con hơn 1 giờ đường rừng, chúng tôi tới khu vực làm lỗ ong, nằm ngay trong vườn Quốc gia Kông Ka King, do rừng còn nguyên sinh nên ong nhiều. Ông Hýưt nói: Khi tôi lớn lên đã được cha dẫn vào rừng để lấy mật trong lỗ cây và cả trên cây nữa, rồi cha hướng dẫn cho cách làm lỗ cho con ong về. Chia nhau mỗi người làm một khu vực có ký hiệu riêng không ai xâm phạm của ai.
Ông Đinh Hýưt dọn lỗ ong. Ảnh: Như Hướng
Ông Đinh Hýưt dọn lỗ ong. Ảnh: Như Hướng
Để làm lỗ ong phải chọn những cây có đường kính lớn, loại cây không chảy nhựa, gỗ cứng. Từ những chỗ sâu, mục, dùng rìu khoét thêm, tạo thành lỗ cho ong về. Theo kinh nghiệm thì ong rất kỵ hướng gió và mặt trời chiếu vào, nên khi làm lỗ ong cũng phải tránh các yếu tố đó, đặc biệt là phải tránh nước mưa vào. Lỗ ong lúc nào cũng phải được khô ráo ong mới ở.
Thường lỗ ong dài khoảng 30 đến 40 cm, rộng ở phía ngoài 10 cm, vào trong âm hàm ếch rộng khoảng 20 đến 30 cm và sâu khoảng 30 cm. Nếu làm lỗ mới thì cũng mất 2 đến 3 năm ong mới về ở. Lỗ ong được dọn rất sạch, diệt hết các loại gây hại như: Nhện, tò vò, kiến… sau đó lấy cây nêm kín cửa lỗ, chỉ chừa khe hở nhỏ cho ong vào.
Ngoài ong lỗ, dân làng còn khai thác ong treo. Mùa mật ong ở đây thường được khai thác từ tháng 4, nếu lấy muộn thì ong tự hút hết mật, bỏ tổ bay đi. Năm nào hoa nở nhiều thì năm đó ong cho nhiều mật gặp năm nắng hạn thì ong về ít. Anh Đinh Xoan được bố mẹ để lại gần 100 lỗ ong hàng năm thu được cả trăm lít.
Thường mỗi lỗ ong cho thu hoạch khoảng 1 đến 3 lít mật, có những lỗ cho đến 6-7 lít. Mật của ong lỗ gọi là Kdrot, mật ong treo trên cây gọi là đak sút.  Hiện chưa có ai thống kê số lỗ ong của xã Krong có bao nhiêu, nhưng chỉ có vùng thôn 5 và thôn 3 mới có, mà nhiều nhất là làng Bngănl. Bà con ước khoảng hơn 1.500 lỗ ong, hộ nhiều có trên 100 lỗ, hộ ít cũng 30 đến 40 lỗ, nhà nào cũng có.
Ông Đinh Ních- Chủ tịch UBND xã Krong, cho biết: Nuôi ong rừng là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời. Do nuôi ong rừng không phải cho ăn, chăm sóc gì nên nó phù hợp với tập tục của bà con. Tuy nhiên, nghề này vẫn chưa phát huy nhân rộng nhiều trong nhân dân.
Ông Đoàn Thanh Hùng- Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT cho rằng: Ở Nam bộ, người dân tận dụng cây tràm khô làm tổ cho ong về, chứ không làm tổ ở cây sống. Chúng tôi dự định đi tham quan học tập và sẽ tham mưu cho UBND huyện đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật nhân rộng mô hình này.
Như Hướng

Có thể bạn quan tâm

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.