Kbang:

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.

Theo đó, qua kiểm tra, thống kê thực tế của các xã vùng nguyên liệu mía, hiện trên địa bàn huyện Kbang đã thu hoạch được 7.315,5/10.286 ha mía nguyên liệu, đạt 71,5%; còn trên 2.500 ha mía chưa được thu hoạch và tiêu thụ.

Nhà máy đường An Khê hỗ trợ người dân xã Kông Lơng Khơng thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía bị cháy xảy ra trên địa bàn. Ảnh: Minh Phương

Nhà máy đường An Khê hỗ trợ người dân xã Kông Lơng Khơng thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía bị cháy xảy ra trên địa bàn. Ảnh: Minh Phương

Trong khi Nhà máy đường An Khê đang hoạt động với công suất cao để kết thúc vụ ép 2023-2024 vào ngày 10-5 thì có một số hộ dân, đại lý thu hoạch mía cầm chừng vì thiếu nhân công lao động cùng với tư tưởng giữ mía, thu hoạch kéo dài để tận dụng công lao động và xe nhà vận chuyển mía dẫn đến tình trạng thiếu mía, không đủ công suất ép.

Do vậy, để đảm bảo tiến độ thu hoạch và tiêu thụ, UBND huyện Kbang đề nghị UBND các xã, thị trấn vùng nguyên liệu mía tổ chức rà soát, thống kê, nắm chắc số liệu diện tích mía chưa thu hoạch của từng hộ dân; đồng thời thông báo về thời gian kết thúc vụ ép mía nguyên liệu 2023-2024 của Nhà máy đường An Khê để các hộ này sắp xếp công lao động, tập trung thu hoạch và tiêu thụ trước ngày 10-5.

Mặt khác, phối hợp với Nhà máy đường An Khê vận động người dân chủ động công lao động đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mía theo kế hoạch; tránh việc giữ mía, thu hoạch kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch chung trên địa bàn huyện. Cùng với đó, hỗ trợ người dân huy động máy móc, phương tiện, công lao động thu hoạch, vận chuyển mía về nhà máy.

Mặt khác, UBND huyện Kbang cũng yêu cầu các xã, thị trấn vùng nguyên liệu tiếp tục triển khai các biện pháp phòng-chống cháy mía; thường xuyên cập nhật tiến độ thu hoạch mía trên địa bàn để báo cáo UBND huyện kịp thời chỉ đạo, xử lý nhằm đảm bảo tiến độ thu hoạch và tiêu thu mía của niên vụ 2023-2024 của huyện.

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.