Ia Grai: Giống lúa TBR87, TBR97 cho năng suất khoảng 68 tạ/ha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 24-4, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung-Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97, TBR87 tại làng Dút (xã Ia Sao).

Mô hình trình diễn giống lúa TBR97, TBR87 được triển khai từ cuối tháng 12-2023 tại cánh đồng Gni, thuộc làng Dút. Tham gia mô hình có 5 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng diện tích hơn 1 ha. Người dân được Công ty ThaiBinh Seed-Miền Trung-Tây Nguyên hỗ trợ hoàn toàn giống lúa, kỹ thuật; người dân đối ứng phân bón và công chăm sóc. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn người dân phòng trừ sâu bệnh, đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Người dân tham quan mô hình trình diễn. Ảnh: Minh Thoan

Người dân tham quan mô hình trình diễn. Ảnh: Minh Thoan

Qua đánh giá, nhìn chung, giống lúa có tỷ lệ nảy mầm cao, trên 90%; cây con mọc khỏe. Cây lúa chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi, kháng bệnh tốt. Lúa sinh trưởng phát triển tốt, khả năng đẻ nhánh cao, bộ lá giữ được màu xanh đến cuối vụ. Dự kiến năng suất giống lúa TBR87, TBR97 đạt khoảng 68 tạ/ha.

Thông qua mô hình trình diễn nhằm kiểm tra, đánh giá năng suất, chất lượng; đánh giá tính thích ứng của 2 giống lúa trên trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Từ đó, tổ chức cho người dân tham quan học tập, nhân rộng giống lúa mới, dần thay thế các giống lúa truyền thống đã bị thoái hóa, năng suất thấp.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.