Khuyến cáo dưa hấu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải có nguồn gốc xuất xứ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tất cả các vùng trồng, các cơ sở đóng gói dưa hấu tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký và được cả Bộ NN và PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã.
Thu hoạch dưa hấu. (Nguồn: TTXVN)

Thu hoạch dưa hấu. (Nguồn: TTXVN)

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có Thông báo 1091/SCT-XNT của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam.

Cụ thể, tất cả các vùng trồng, các cơ sở đóng gói dưa hấu tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã.

Vườn trồng phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và phải đảm bảo giám sát vườn trồng, giám sát quy trình đóng gói.

Cơ sở đóng gói phải xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo quả dưa hấu tươi xuất sang Trung Quốc có thể truy xuất được đến vùng trồng đã được cấp mã số.

Các lô hàng dưa hấu của Việt Nam được xuất khẩu qua tất cả các cửa khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép nhập khẩu trái cây tươi.

Cùng đó, dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống. Đó là các loại bao gồm 3 loại ruồi đục quả, 1 loài rệp và 1 loài vi khuẩn.

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết những thông tin trên đã được cơ quan phía Trung Quốc thông báo và có hiệu lực ngay tại thời điểm hiện nay; Sở đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chủ động tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, đặc biệt là xuất khẩu dưa hấu nắm chắc các quy định về tiêu chuẩn kiểm dịch và công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng dưa hấu của Việt Nam, tránh các rủi ro.

Bà Trần Bích Ngọc - Trưởng Ban Quản lý cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết từ đầu năm đến hết ngày 21/4, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 407.869 tấn, giảm 9,3% so cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 có 18.130 phương tiện xuất nhập cảnh, tăng 53% so cùng kỳ năm 2023, trung bình đạt 181 phương tiện/ngày. Hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 181.471 tấn, tăng 44% so cùng kỳ năm 2023, bình quân đạt 2.815 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu/ngày.

Tại lối mở Km 3+4 Hải Yên, hàng hóa xuất khẩu đạt 9.126 phương tiện chở 117.961 tấn hàng hóa (bình quân đạt 89 phương tiện/ngày, 1.156 tấn/ngày) giảm 49,6% so cùng kỳ năm 2023; trong đó, hoa quả là 2.116 xe với 53.688 tấn; bột sắn 130 xe, 5.084 tấn; thủy hải sản đông lạnh 1.682 xe, 40.996 tấn; hạt khô và hàng hóa khác.

Lũy kế năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 953,49 triệu USD, tăng 27,07% so với cùng kỳ năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.