Vụ dưa hấu ngọt ở vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân từ Bình Định lên một số xã thuộc huyện biên giới Chư Prông thuê đất trồng dưa hấu. Năm nay, bà con rất phấn khởi vì dưa hấu được mùa, được giá.

Tìm đất tốt để trồng dưa

Cách đây 3 tháng, anh Đỗ Văn Trúc (xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) cùng người nhà lên xã Ia Lâu thuê đất trồng dưa hấu. Anh Trúc cho biết: “Tôi bỏ ra 80 triệu đồng thuê 4 ha đất vừa thu hoạch mì cạnh kênh thủy lợi Plei Pai của người dân làng Đút để trồng dưa hấu. Chất đất tốt, lại gần nguồn nước, cộng với thời tiết nắng nóng ở vùng biên giới rất hợp để cây dưa hấu phát triển, quả to đẹp. Vụ này, gia đình thu hoạch được 170 tấn dưa, thương lái mua với giá 7-8 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 120 triệu đồng/ha”.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Tân (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn) đến thôn Đồng Tâm (xã Ia Ga) tìm khu vực đất tốt, gần nguồn nước để thuê trồng dưa hấu. Ông Tân cho hay: “Vụ dưa này, gia đình tôi thuê 2 ha đất với giá 22 triệu đồng/ha. Nhờ thời tiết thuận lợi, cây dưa phát triển tốt, gia đình thu được 80 tấn. Thương lái đến tận ruộng mua với giá 7 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi trên 200 triệu đồng”.

Vụ dưa hấu năm nay, gia đình anh Đỗ Văn Trúc lãi hơn 120 triệu đồng/ha. Ảnh: N.S

Vụ dưa hấu năm nay, gia đình anh Đỗ Văn Trúc lãi hơn 120 triệu đồng/ha. Ảnh: N.S

Huyện Chư Prông có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên nhiều nông dân từ nơi khác lên thuê đất để trồng dưa hấu. Nơi đây được xem là “thủ phủ” dưa hấu của vùng biên giới với tổng diện tích gần 250 ha, tập trung chủ yếu tại các xã: Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Ga, Ia Mơr và Ia Púch.

Theo anh Trúc, dưa hấu cũng giống như cây khoai lang, nếu trồng trên đất quen thì quả không lớn, chất lượng cũng kém ngon. Do vậy, những nông dân trồng dưa phải đi nhiều nơi chọn vùng đất thích hợp để thuê trồng.

Trồng dưa hấu rất công phu, từ khâu làm đất đến lên luống, lắp đặt đường ống tưới… Nhưng quan trọng nhất là thời điểm dưa ra quả. Trung bình 1 gốc có 3 dây, mọc ra nhiều quả dưa non. Theo nguyên tắc, một dây chỉ được chọn 2 quả tốt nhất, còn lại phải cắt bỏ hết để đảm bảo đủ dinh dưỡng nuôi quả phát triển tốt.

Người trồng dưa hấu phấn khởi vì được mùa, được giá. Ảnh: N.S

Người trồng dưa hấu phấn khởi vì được mùa, được giá. Ảnh: N.S

Nhờ cho thuê đất trồng dưa mà nhiều hộ dân ở các xã vùng biên giới Chư Prông kiếm được khoản tiền kha khá. Ông Lê Thành Công-Chủ tịch UBND xã Ia Lâu-cho hay: “Hiện trên địa bàn xã có 110 ha dưa hấu, hầu hết là người dân ở tỉnh Bình Định lên thuê đất để trồng. Thời điểm này, bà con tập trung thu hoạch dưa hấu. Nhiều thương lái từ các nơi về đây thu mua dưa nên các dịch vụ ăn theo cũng nhộn nhịp hơn. Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng có thêm thu nhập từ cho thuê đất trồng dưa, trung bình 20-22 triệu đồng/ha trong 3 tháng”.

Dưa được mùa, được giá

Thời điểm này năm ngoái, giá dưa hấu rớt thê thảm chỉ còn 2,5-3 ngàn đồng/kg khiến nhiều hộ lỗ nặng. Còn năm nay, giá dưa trung bình đạt 6-8 ngàn đồng/kg nên nhiều hộ rất phấn khởi.

Đang kiểm tra ruộng dưa sắp đến ngày thu hoạch ở cánh đồng làng Khôi (xã Ia Mơr), anh Nguyễn Văn Chín (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) phấn khởi cho hay: Vụ dưa này, tôi thuê 3 ha đất của người Jrai để trồng. Nhờ đất mới, thời tiết thuận lợi nên cây dưa phát triển tốt, cho quả to, đều, ước năng suất đạt 40 tấn/ha. Hôm trước, thương lái vào ruộng xem dưa, sau đó ký hợp đồng mua với giá 7 ngàn đồng/kg, còn 4 ngày nữa là họ vào thu hoạch. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi trên 100 triệu đồng/ha. Xong vụ này, tôi sẽ tiếp tục đến huyện Krông Pa thuê đất trồng dưa hấu.

Ông Nguyễn Văn Thu (thương lái ở Bình Định) mua dưa hấu của người dân trồng tại làng Đút, xã Ia Lâu. Ảnh: H.P

Ông Nguyễn Văn Thu (thương lái ở Bình Định) mua dưa hấu của người dân trồng tại làng Đút, xã Ia Lâu. Ảnh: H.P

Hiện đang là cao điểm vụ thu hoạch dưa hấu. Nhiều thương lái từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên đánh cả đoàn xe tải lên huyện Chư Prông để mua dưa. Gần như năm nào ông Nguyễn Văn Thu (thương lái ở Bình Định) cũng tìm đến Gia Lai để thu mua dưa hấu. Ông cho biết: Từ đầu vụ đến nay, ông đưa lên Chư Prông 10 chiếc xe tải để mua dưa xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm nay, thị trường này “ăn hàng” mạnh nên dưa được giá. Nếu dưa tốt thì ông ký hợp đồng mua với giá 23-26 triệu đồng/sào, đặt cọc trước 30% số tiền.

“Những xe dưa đẹp (trung bình 4 kg/quả trở lên), tôi xuất sang Trung Quốc, còn quả nhỏ hơn thì bán tại các chợ đầu mối. Mỗi vụ, tôi mua khoảng 600 tấn. Dưa ở đây quả to, có màu đỏ tươi, ruột chắc, vị ngọt thơm nên được khách hàng ưa chuộng”-ông Thu nói.

Cũng theo ông Lê Thành Công, những năm qua, Ia Lâu luôn là vùng “đất lành” cho những người ở Bình Định lên thuê đất trồng dưa hấu. Xã không chỉ có quỹ đất rộng, giàu dinh dưỡng mà còn có nguồn nước tưới phong phú, rất thích hợp để cây dưa hấu phát triển. Vụ dưa năm nay, năng suất bình quân đạt khoảng 40 tấn/ha. Hiện thương lái thu mua với giá 6-8 ngàn đồng/kg. Với giá này, người dân đạt lợi nhuận trung bình trên 100 triệu đồng/ha.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.