Cụ thể, 6.813,2 ha chuối, 4.674,9 ha chanh dây, 5.689,5 ha sầu riêng, 2.880,6 ha bơ, 1.362,8 ha xoài, 1.515,6 ha mít, 543,5 ha thanh long, 244,5 ha cam, 277,6 ha bưởi, 196,5 ha chôm chôm, 664,9 ha nhãn, 784,7 ha dứa, 400,6 ha na và 5.996,1 ha cây ăn quả khác.
Người dân Gia Lai thu hoạch sầu riêng niên vụ năm 2023. Ảnh: Lê Nam |
Trong những năm qua, một số loại cây ăn quả chính có giá trị hàng hóa lớn như: chuối, sầu riêng, chanh dây phát triển mạnh về quy mô diện tích và đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung.
Ngoài ra, toàn tỉnh có 21.322,9 ha cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP (10.735,8 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP); có 14.583,4 ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Một số sản phẩm cây ăn quả đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận như: Nhãn hiệu chứng nhận Chôm chôm Ia Grai, Nhãn hiệu chứng nhận Chanh dây Gia Lai. Trên địa bàn tỉnh có trên 57 doanh nghiệp và 43 hợp tác xã đầu tư liên kết phát triển cây ăn quả với diện tích hơn 10.706 ha.
Theo Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Gia Lai phấn đấu đến năm 2025, phát triển diện tích cây ăn quả khoảng 45.000-55.000 ha.