“Truyền lửa” xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhiều cán bộ, đảng viên ở xã Nam Yang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực truyền ngọn lửa nhiệt huyết để người dân phát huy vai trò chủ thể của mình, chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới (NTM).

Thôn 5 (xã Nam Yang) có 466 hộ với 2.221 khẩu. Sau nhiều năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn trở nên khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.

Để có được thành quả ấy, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, còn có sự nỗ lực của hệ thống chính trị cơ sở và sự chung sức, đồng lòng của người dân. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ông Nguyễn Công Tiến-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 5.

1-ong-nguyen-cong-tien-thu-2-tu-phai-qua-van-dong-nguoi-dan-chung-tay-bao-ve-moi-truong-lam-khuon-vien-sach-dep-anh-dinh-yen.jpg
Ông Nguyễn Công Tiến (thứ 2 từ phải sang) vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường. Ảnh: Đ.Y

Ông Tiến cho biết: Để tạo sự đồng thuận trong dân, ông luôn làm việc theo phương châm “hiểu dân, lắng nghe ý kiến của dân” và tập trung thực hiện những vấn đề lớn trước vì “việc lớn làm được thì việc nhỏ tự thông”. Từ đó, ông đã cùng cấp ủy đề ra các biện pháp thiết thực, hiệu quả, được người dân nhiệt tình ủng hộ.

Nhờ vậy, nhiều phong trào của thôn được người dân tự giác thực hiện. Đầu năm 2024, sự cố chập điện khiến cho gần 2 km đèn đường trục chính đi qua thôn 5 bị cháy toàn bộ.

Để khắc phục, ông Tiến đến từng nhà vận động bà con tham gia đóng góp kinh phí mua bóng đèn. Tuy nhiên, người dân cho rằng trục đường chính là của Nhà nước quản lý nên bóng đèn đường bị cháy thì Nhà nước khắc phục.

Sau khi được ông giải thích, người dân mới hiểu rằng, việc duy tu bảo dưỡng đường điện là của xã. Do kinh phí của xã chưa bố trí được nên mới vận động bà con đóng góp để sớm khắc phục sự cố. Sau đó, bà con đã đồng lòng đóng góp 83 triệu đồng để lắp đặt 38 bóng đèn thay thế dọc tuyến đường.

Ngoài ra, từ năm 2022 đến nay, ông Tiến còn vận động người dân cải tạo, khơi thông 4.000 m mương thoát nước với tổng số tiền 30 triệu đồng. Vận động người dân tham gia đóng góp 37 triệu đồng và ngày công để cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước làm sân thể thao và tường rào nhà văn hóa với tổng kinh phí 370 triệu đồng.

Đến thôn 5 hôm nay, chúng tôi thấy những hàng cây xanh rợp bóng mát, con đường hoa đầy sắc màu, tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Tất cả đều do người dân trong thôn cùng nhau mua giống, trồng và chăm sóc. Bãi đất trống tại ngã ba thôn trước đây cỏ dại mọc um tùm cũng đã được bà con cải tạo thành khuôn viên vui chơi.

Ông Hồ Minh Đức-Công chức Địa chính-Xây dựng xã Nam Yang-nhận xét: Hai năm qua, thôn 5 có nhiều việc làm thiết thực trong xây dựng NTM. Những kết quả trên là nhờ có sự đóng góp không nhỏ của ông Nguyễn Công Tiến.

ba-huynh-thi-hoa-bia-phai-chu-tich-hoi-lhpn-xa-nam-yang-cung-cac-chi-hoi-truong-hoi-vien-phu-nu-xa-ra-quan-trong-hoa-tren-nhung-con-duong-cua-xa-anh-huynh-hoa.jpg
Bà Huỳnh Thị Hoa (bìa phải)-Chủ tịch Hội LHPN xã Nam Yang cùng các chi hội trưởng, hội viên phụ nữ xã ra quân trồng hoa trên những con đường của xã. Ảnh: Huỳnh Hoa

Những năm qua, bà Huỳnh Thị Hoa-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Nam Yang cũng đã nỗ lực khơi dậy tiềm năng, tạo sự gắn kết giữa các hội viên để triển khai có hiệu quả phong trào “5 có, 3 sạch”, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng NTM.

Bà Hoa cho hay: “Chúng tôi chỉ đạo các chi hội đẩy mạnh thực hiện tiêu chí số 17 trong xây dựng NTM. Trong đó, vận động mỗi hộ hội viên xây dựng vườn rau sạch và cây ăn quả. Đến nay, toàn xã đã có 567 hội viên tham gia mô hình này”.

Dưới sự chỉ đạo của bà Hoa, Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình có hiệu quả. Đáng chú ý là việc triển khai thực hiện con đường hoa, hàng rào xanh.

Chỉ sau một thời gian ngắn phát động, mô hình đã thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia. Đến nay, các chi hội phụ nữ trong xã đã trồng được gần 7.000 m đường hoa và hàng rào xanh. Cùng với đó, 100% hộ hội viên tích cực tham gia thu gom, phân loại rác thải tại nguồn.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã cho biết thêm: Rác vô cơ không sử dụng làm phân bón được thì tập kết tại bãi rác; còn rác hữu cơ tái sử dụng làm phân vi sinh.

Theo đó, xã hỗ trợ thùng rác cho các hộ làm điểm về mô hình phân loại rác thải. Đồng thời, kêu gọi các gia đình sử dụng chế phẩm sinh học để ủ hoai các loại rác hữu cơ, tạo ra phân bón cho cây trồng.

“Toàn xã có 285 hộ hội viên đăng ký tham gia mô hình phân loại rác thải, góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường”-bà Hoa nói.

Trao đổi với P.V, ông Lê Kim Nam-Phó Chủ tịch UBND xã Nam Yang-cho hay: Chương trình xây dựng NTM nâng cao ở xã Nam Yang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự chung sức của người dân. Những tấm gương như ông Tiến, bà Hoa đã “truyền lửa” cho việc thực hiện chương trình NTM, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). 

Ảnh: Mai Ka

Nghề nuôi ong ở Chư Nghé

(GLO)- Đó là chuyện của mấy chục năm về trước ở thị tứ Chư Nghé, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Anh Trần Văn Huynh-một người bạn của tôi-kể: Năm 1995, anh rời Hà Nam vào Ia Grai lập nghiệp.

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ký ức vùng biên

(GLO)- Mới đó mà đã hơn 20 năm kể từ ngày tôi về nhận công tác tại Huyện Đoàn Đức Cơ. Ngày ấy, tôi quyết định rời xa phố xá đông vui để lên làm việc tại vùng biên giới xa xôi trước sự ngạc nhiên của bè bạn. Chuyến đi mang theo hoài bão lớn lao với khát vọng của một thanh niên đang căng tràn sức trẻ.