Cửu An hướng đến xã nông thôn mới nâng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, xã Cửu An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) không ngừng củng cố, hoàn thiện nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt được.

Hiện nay, xã đang tập trung nguồn lực củng cố tiêu chí giáo dục và tiêu chí chất lượng môi trường sống để phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm nay.

cuu-an-huong-den-xa-nong-thon-moi-nang-cao-bg-1302-749.jpg
Gia đình ông Văn Ngọc Bằng (thôn An Điền Nam) có nguồn thu nhập ổn định từ trồng cây quýt đường. Ảnh: N.D

Những ngày này, người dân thôn An Điền Nam (xã Cửu An) rất phấn khởi khi tuyến đường bê tông dài gần 1 km vừa hoàn thành việc nâng cấp mở rộng.

Ông Bùi Thế Vương chia sẻ: Trước đây, mặt đường chỉ rộng 3 m. Sau nhiều năm sử dụng, đường xuống cấp nên việc đi lại và vận chuyển hàng nông sản gặp không ít khó khăn. Đầu năm 2024, UBND xã đã họp dân để lấy ý kiến về việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.

Sau cuộc họp, người dân sinh sống dọc tuyến đường rất đồng thuận và tự nguyện hiến đất, di dời tường rào, cổng ngõ, vật kiến trúc để mở rộng và đổ bê tông. Đến nay, tuyến đường đã hoàn thành, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

Cùng tâm trạng phấn khởi, bà Nguyễn Thị Sự bộc bạch: “Gia đình tôi không chỉ hiến hàng trăm mét vuông đất mà còn đóng góp thêm kinh phí để xây dựng NTM. Hiện nay, hệ thống đường bê tông nông thôn, đường nội đồng đã được bê tông hóa nên không còn lầy lội vào mùa mưa nữa. Bộ mặt thôn An Điền Nam cũng trở nên khang trang hơn”.

Cùng với đầu tư củng cố hạ tầng thiết yếu, việc mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế cũng được chính quyền địa phương quan tâm.

Ông Văn Ngọc Bằng (thôn An Điền Nam) cho biết: “Nhờ được cán bộ chuyên môn hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, tôi đã trồng 220 cây quýt đường cùng 200 cây ổi ruby xen canh trên diện tích 1,5 ha. Đến nay, cả 2 loại cây ăn quả này đã cho thu hoạch. Dù giá cả thị trường có dao động nhưng bình quân mỗi năm tôi lãi khoảng 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định, đời sống gia đình tôi bây giờ khá hơn trước đây rất nhiều”.

Theo kế hoạch, xã Cửu An phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm nay. Để thực hiện nhiệm vụ này, xã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát và đề ra các giải pháp thực hiện những tiêu chí còn yếu, chưa đạt và củng cố các tiêu chí đạt được. Qua kiểm tra, rà soát mới đây của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, xã Cửu An đạt 17 tiêu chí xã NTM nâng cao, còn lại 2 tiêu chí chưa đạt là giáo dục và chất lượng môi trường sống.

2nm-6433-5233.jpg
Cơ sở hạ tầng xã Cửu An ngày càng khang trang. Ảnh: N.D

Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh: “Qua rà soát, đến nay, xã Cửu An đã củng cố và duy trì 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025. Để đạt chuẩn NTM nâng cao, từ nay đến cuối năm, xã phải hoàn thành 2 tiêu chí còn lại là giáo dục và chất lượng môi trường sống”.

Để hoàn thành 2 tiêu chí này, UBND xã Cửu An phối hợp cùng các ngành liên quan của thị xã An Khê triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Trường Mẫu giáo Bình Minh đạt chuẩn theo quy định. Đẩy nhanh tiến độ thi công mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại thôn An Bình và An Điền Nam để hoàn thành vào cuối năm 2024.

Không dừng lại ở đó, UBND xã đang hoàn thiện hồ sơ 3 sản phẩm OCOP gồm: gạo đồng, bánh tráng gạo và rượu gạo. Bên cạnh đó, UBND xã tổ chức hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch địa phương với lễ hội dâu da đỏ; tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phát triển du lịch; tiếp tục xây dựng các bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các cánh đồng.

Trao đổi với P.V, ông Trần Hoàng Quang-Phó Chủ tịch UBND xã Cửu An-cho biết: “Trong quá trình xây dựng NTM, xã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ các cấp, ngành của tỉnh và thị xã An Khê. Xã phấn đấu hoàn thành 2 tiêu chí còn lại để đạt xã NTM nâng cao vào cuối năm nay”.

Có thể bạn quan tâm

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.