Cửu An hướng đến xã nông thôn mới nâng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cửu An là xã đầu tiên của thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2016. Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã đang đồng lòng, chung sức xây dựng NTM nâng cao.

Tự hào quê hương anh hùng

Cửu An trước đây là ấp Tây Sơn Nhì-nơi những người Kinh đầu tiên dừng chân khi từ đồng bằng lên lập nghiệp tại cao nguyên phía Tây Bình Định. Trên vùng đất mới, các thế hệ cư dân đã vượt qua bao khó khăn, vất vả với rừng thiêng, nước độc, thú dữ… để gầy dựng cuộc sống.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, người dân Cửu An noi gương nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Hảo hưởng ứng Phong trào Cần Vương-Văn Thân (1885-1886) và Phong trào Duy Tân chống sưu thuế. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, Nhân dân Cửu An đã vùng lên giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Chấn Hưng do đồng chí Đỗ Trạc-người cộng sản trung kiên của quê hương Cửu An cùng các thủ lĩnh thanh niên lãnh đạo.

Một góc xã Cửu An, thị xã An Khê ngày nay. Ảnh: Ngọc Minh
Một góc xã Cửu An (thị xã An Khê) ngày nay. Ảnh: Ngọc Minh


Năm 1945, Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở An Khê ra đời do đồng chí Đỗ Trạc làm Bí thư. Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhiều người con của xã Cửu An đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Toàn xã có 67 gia đình có công với cách mạng, 32 liệt sĩ. Ông Trần Công-Bí thư Đảng ủy xã Cửu An-cho biết: “Với những đóng góp vì nền độc lập, tự do của đất nước, năm 2005, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Cửu An vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ủy, chính quyền và người dân Cửu An đã đồng lòng vượt qua khó khăn, từng bước xây dựng địa phương phát triển kinh tế-xã hội, đoàn kết xây dựng NTM. Cuối năm 2016, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.

Theo ông Trần Công, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng ủy xã xác định các nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và đổi mới các sản phẩm nông nghiệp; giữ vững và nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM. Đồng thời, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhằm tạo niềm tin của người dân, tạo sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với quần chúng nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Quyết tâm hoàn thành NTM nâng cao

Sau khi đạt chuẩn xã NTM, Cửu An luôn giữ vững và phát huy chất lượng các tiêu chí, xây dựng kế hoạch đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Theo đó, địa phương đã tập trung mọi nguồn lực xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Thu Thủy (thôn An Điền Nam) có 1,4 ha mì. Sau khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi, năm 2017, chị Thủy chuyển toàn bộ diện tích sang trồng cam sành và bưởi da xanh. “Năm 2021, vườn cây cho thu hoạch hơn 20 tấn cam, bưởi. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu về hơn 200 triệu đồng, cao gấp 5 lần trồng mì. Ngoài ra, vợ chồng tôi còn tận dụng nguồn cỏ tại vườn cam, bưởi để chăn nuôi bò và nuôi gà thả vườn, đem về nguồn thu đáng kể cho gia đình”-chị Thủy phấn khởi nói.

Nông dân xã Cửu An, thị xã An Khê thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cây trồng mang lại thu nhập cao. Ảnh: Ngọc Minh
Người dân xã Cửu An (thị xã An Khê) thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cây trồng mang lại thu nhập cao. Ảnh: Ngọc Minh


Bên cạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, người dân xã Cửu An còn tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng NTM. Năm 2012, khi xã mở rộng tuyến đường sang xóm Gò Gai (thôn An Điền Bắc), ông Nguyễn Đẩu đã tự nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất ruộng, ao và vận động các hộ xung quanh hiến thêm 400 m2 đất giúp thông tuyến đường. Ông kể: “Trước đây, con đường chật hẹp, lầy lội đi lại rất khó khăn. Từ khi địa phương làm đường bê tông, người dân đi lại, vận chuyển nông sản rất thuận lợi, cảnh quan đường làng ngõ xóm thêm sạch-đẹp”.

Đưa chúng tôi tham quan tuyến đường vừa mở, bà Nguyễn Thị Lên-Trưởng thôn An Điền Nam-giới thiệu: “Tuyến đường này dài gần 800 m nối liền 2 xóm. Vào mùa mưa, nước dâng lên, bà con không thể đi lại. Trước tình hình đó, Ban Nhân dân thôn cùng các hội, đoàn thể đã vận động người dân hiến đất để đổ cấp phối, mở rộng tuyến đường”.

Được sự đồng thuận của người dân, cộng với nguồn lực đầu tư của các cấp, Cửu An đã bê tông hóa 100% tuyến đường xã, liên xã; 100% đường thôn, xóm được cứng hóa; 90-100% đường ngõ, xóm, trục chính nội đồng được mở rộng, cứng hóa. Hệ thống trường, trạm được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang. Bên cạnh đó, công tác đền ơn đáp nghĩa cũng được quan tâm đúng mức. Công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cải thiện rõ rệt, bình quân thu nhập đầu người ước đạt 48,63 triệu đồng/năm; hiện xã chỉ còn 10 hộ nghèo…

Bà Nguyễn Thị Phúc-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cửu An-thông tin: “Trong quá trình xây dựng NTM nâng cao, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị-xã hội rất chú trọng công tác dân vận. Đến nay, xã đã đạt 17 tiêu chí và đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành 2 tiêu chí về nước sạch và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”.
 

NGỌC MINH
 

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

(GLO)- Ngày 31-3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị (mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I và nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II-2025.

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp.