Ia Piơr tăng tốc về đích nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ia Piơr là xã vùng đệm biên giới của huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai). Theo lộ trình, cuối năm 2024, xã về đích nông thôn mới. 

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, cấp ủy, chính quyền địa phương đã, đang triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư với 11 dân tộc anh em cùng sinh sống.

z5969734375600-25f1502d4139e2f784c5fd4f932a9a56-5780-9646.jpg
Diện mạo xã vùng đệm biên giới Ia Piơr ngày càng khang trang. Ảnh: P.D

Ngay từ đầu năm 2024, Đảng ủy xã đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác giảm nghèo bền vững năm 2024, về lãnh đạo công tác xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đồng thời ban hành kế hoạch phân công Ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên ban chấp hành đảng bộ xã và khối mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội, cán bộ, công chức xã phụ trách công tác giảm nghèo bền vững tại các thôn, làng; thành lập các tổ công tác phụ trách các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Cùng chúng tôi dạo một vòng quanh làng Me, bà Vũ Thị Thoa-Bí thư chi bộ kiêm trưởng làng-cho biết: Hơn 60% hộ dân trong làng là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó phần đông là người Jrai. Bám sát chỉ đạo của cấp ủy cấp trên về thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chi bộ đã lãnh đạo Ban Nhân dân và mặt trận, các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực, chủ động tham gia các phần việc chưa có sự đầu tư cùa nhà nước. Nhờ đó, nhận thức của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều hộ đã chủ động di dời chuồng trại nuôi nhốt gia súc ra xa nơi ở; làm hàng rào, cổng ngõ và giữ gìn vệ sinh môi trường sống; trồng, chăm sóc cây xanh dọc các tuyến đường làng; tham gia ngày công, đóng góp kinh phí làm đường, sửa chữa các công trình dân sinh

Đến nay, 100% đường làng đã được bê tông hóa. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong năm 2024, các hộ dân trong làng đã tham gia đóng góp kinh phí làm 300m đường bê tông ra khu nghĩa trang; sửa chữa, nâng cấp, mở rộng hội trường và làm sân bê tông, tường rào bao quanh nhà văn hóa của làng.

z5969732478160-4efe4525092f4ac0408d3197bd6686bd-3587-1027.jpg
Bà Vũ Thị Thoa-Bí thư chi bộ kiêm trưởng làng Me (bên phải) tuyên truyền, vận động người dân về xây dựng nông thôn mới. Ảnh: P.D

Không riêng làng Me mà các tuyến đường ở 9 thôn, làng còn lại trên địa bàn xã đã được bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Ông Hoàng Văn Câu (làng Phung)-hộ sản xuất-kinh doanh giỏi trên địa bàn xã chia sẻ, giao thông thuận lợi là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Đường sá thông thoáng, đi lại thuận tiện, người dân sẽ dễ dàng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và chủ động hơn trong việc chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm. Hiện tại, ngoài trồng cây lúa và cây hoa màu thì nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và tham gia các tổ hội nghề nghiệp để hỗ trợ nhau.

Qua rà soát, đến nay trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát; thu nhập bình quân đầu người đạt 50,42 triệu đồng/người/năm. Xã đã và đang nỗ lực hoàn thiện 5 tiêu chí, gồm: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, hộ nghèo đa chiều, y tế, văn hóa, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật để hoàn thành chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới theo chỉ đạo của Huyện ủy-UBND huyện, Ban Chỉ đạo nông thôn mới của huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Ông Bùi Văn Phụng-Bí thư Đảng ủy xã Ia Piơr-cho hay: Từ nay đến cuối năm 2024, xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa và thôn, làng văn hóa. Phấn đấu đến cuối năm 2024, có thêm 4 thôn, làng đạt danh hiệu thôn, làng văn hóa cấp huyện.

Về tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, xã đang điều chỉnh hoàn thiện hồ sơ xin chủ trương xây dựng chợ theo hướng có khu mua sắm tập trung. Bởi chợ cũ được hình thành cách đây 24 năm đã hết thời gian đấu thầu các kiốt và đang tạm dừng hoạt động để xin chủ trương xây dựng kế hoạch đầu tư, đấu thầu lại.

z5969731150547-e1f95b81e45b7334ff36a9e5c188fc2d-9834-6307.jpg
100% tuyến đường làng Me đã được bê tông hóa, giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: P.D

Liên quan đến giảm tỷ lệ hộ nghèo, ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, tham gia làm công nhân tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng huy động, lồng ghép các nguồn lực giúp người dân từng bước vươn lên thoát nghèo. Đơn cử, trong năm 2024, xã đăng ký hỗ trợ cho 40 hộ nghèo chuyển đổi nghề, hỗ trợ 50 hộ sản xuất đa dạng hóa sinh kế từ nguồn vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, toàn xã còn 163 hộ nghèo (chiếm 7,21%).

Đối với tiêu chí tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, địa phương tiếp tục phối hợp với các đại lý bảo hiểm thực hiện phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động về tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm y tế, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số…

“Cùng với phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã cũng chỉ đạo các tổ công tác phụ trách các tiêu chí nông thôn mới chủ động liên hệ với các phòng, ban chuyên môn của huyện để được hướng dẫn, hoàn thiện các hồ sơ minh chứng của các tiêu chí”-Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Phụng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Kông Chro

E-magazineBình yên Kông Chro

(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao quà cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hà Duy

Trao gần 130 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Khu Công nghiệp Trà Đa

(GLO)- Chiều 18-1, tại Nhà Văn hóa xã Trà Đa (TP. Pleiku), Công đoàn Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân ơn Đảng” cho gần 130 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Trà Đa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.