Trường Đại học Việt Đức được tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 829/QĐ-TTg quy định cơ chế tài chính đặc thù của Trường Đại học Việt Đức. Theo quy định, Trường được tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính.

Nguồn tài chính của Trường Đại học Việt Đức gồm: Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; các nguồn thu sự nghiệp; vốn tài trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; nguồn tài chính khác. Trong đó, Ngân sách nhà nước đảm bảo hỗ trợ cho Trường nguồn tài chính hàng năm bằng 55% dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên (không tính phần hỗ trợ của phía Cộng hòa Liên bang Đức) đến hết thời gian có hiệu lực của Hiệp định ba bên về phát triển và mở rộng Trường Đại học Việt Đức.

Theo quy định, Trường Đại học Việt Đức được tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính. Ảnh nguồn internet

Theo quy định, Trường Đại học Việt Đức được tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính. Ảnh nguồn internet

Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, gồm: Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết định của cấp có thẩm quyền; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao; kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá để đặt hàng.

Các nguồn thu sự nghiệp bao gồm: Học phí và lệ phí tuyển sinh, các dịch vụ giáo dục khác; nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo; nguồn thu từ cho thuê tài sản công…

Về chi thường xuyên, Trường Đại học Việt Đức được quyết định các nội dung và mức chi (bao gồm cả chi trả học bổng khuyến khích học tập đối với người học, chi trả tiền lương, tiền công đối với cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường) trên cơ sở Quy chế chi tiêu nội bộ trong phạm vi nguồn tài chính của Trường đảm bảo đúng chế độ, công khai, minh bạch và hiệu quả.

Về chi nhiệm vụ không thường xuyên, Trường thực hiện chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí.

Chi học bổng khuyến khích học tập; miễn, giảm học phí phần chênh lệch giữa mức hỗ trợ của Nhà nước theo quy định với mức học phí của Trường; chi hỗ trợ sinh viên có cha mẹ thuộc hộ nghèo, cận nghèo và gia đình sinh viên có khó khăn về kinh tế; thực hiện chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên và các hoạt động hỗ trợ khác cho sinh viên. Việc lập các Quỹ hỗ trợ sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành.

Cũng theo Quy định, Trường được giao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm giải trình về quản lý, sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cho các dự án đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Đầu tư công, các văn bản pháp lý có liên quan và phải được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Hạnh phúc nghề giáo

Nghề cao quý

(GLO)- Đôn-ki-xtôi có câu: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Hàng năm, khi tháng 11 về với nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, những người “lái đò thầm lặng” lại cảm thấy lâng lâng niềm hạnh phúc.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.