(GLO)- Từ năm 2014 đến nay, anh Nguyễn Đức Mạnh (SN 1989, trú tại thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã từng bước chuyển đổi rẫy cà phê già cỗi thành nông trại trồng cây ăn quả mang tên SLang Farm.
(GLO)- Bén rễ trên đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khoảng 5 năm trở lại đây, cây quýt đường đang được nhiều nông dân lựa chọn trồng trên vùng đất khô cằn, sỏi đá. Đến nay, cây quýt đường đã cho thu nhập cao, giúp nông dân từng bước thoát nghèo và làm giàu.
(GLO)- Với cương vị Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Kươk (xã Sró, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) từ năm 2021 đến nay, ông Đinh Pít luôn hết lòng vì dân làng và được bà con tin yêu, quý mến.
(GLO)- Từ chỗ tay trắng, chị Phạm Thị Phương (thôn 9, xã Yang Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã từng bước vươn lên làm giàu với mô hình kinh tế trang trại. Càng vinh dự hơn khi chị là đại diện duy nhất của tỉnh được bình chọn trong danh sách 100 “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023”.
(GLO)- Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều nông dân huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ; đồng thời nỗ lực để sản phẩm được “gắn sao” OCOP, từ đó nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
(GLO)- Gia Lai có diện tích tự nhiên lớn thứ hai cả nước, sau Nghệ An. Với lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu, những năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để ngành sản xuất này phát triển tương xứng với tiềm năng, tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn nữa.
(GLO)- Nhờ mạnh dạn chuyển đổi một số loại cây trồng đạt hiệu quả thấp sang các loại cây ăn quả mà gia đình cựu chiến binh Trần Xuân Trung (tổ dân phố 6, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) có thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
(GLO)- Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đã đem lại cho gia đình ông Đào Văn Thụ (tổ 10, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) nguồn thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
(GLO)- Vào lập nghiệp ở làng Kóp (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa) từ năm 2010, ông Nguyễn Duy Đô đã trở thành triệu phú với vườn cây ăn quả rộng hơn 3 ha. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Đô còn giúp đỡ nhiều người dân trong xã có thu nhập ổn định.
(GLO)- Từ đầu năm đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp 31 mã số vùng trồng cây ăn quả và 4 cơ sở đóng gói trái cây phục vụ xuất khẩu, nâng tổng số toàn tỉnh có 41 mã số vùng trồng cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây phục vụ xuất khẩu.
(GLO)- Sáng 22-9, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, mô hình nông hội.
(GLO)- Huyện Đức Cơ hiện có 1.000 ha hồ tiêu, 4.500 ha cao su, hơn 10.000 ha cà phê, điều và khoảng 500 ha cây ăn quả. Việc liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trên địa bàn huyện thời gian gần đây đã giúp nâng cao giá trị nông sản.
(GLO)- Nhiều nông dân xã An Thành (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã chuyển đổi diện tích mía sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Trên nền tảng đó, xã định hướng mở rộng diện tích nhãn và đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu “Nhãn An Thành“ vào năm 2025.
(GLO)- Đến nay, các nông hội, hội quán ở thị xã An Khê đã trở thành mái nhà chung khi tập hợp đông đảo những nông dân cùng sở thích, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho mỗi hội viên.
(GLO)- Hơn 2 năm qua, Hội Nông dân huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ vật tư nông nghiệp giúp hội viên, nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần tham gia có hiệu quả vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
(GLO)- Với mô hình canh tác theo hướng hữu cơ, sử dụng chế phẩm vi sinh vật bản địa (viết tắt là IMO), anh Nguyễn Văn Thiện (thôn 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tiết kiệm 75% chi phí so với dùng phân bón vô cơ.
(GLO)- Những năm gần đây, bà con nông dân xã Kông Yang (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) mạnh dạn chuyển đổi diện tích mía, mì kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, nhiều hộ có thu nhập cao và ổn định.
Có một thời, hồ tiêu giúp hàng nghìn nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) đổi đời, xây nhà lầu, tậu xe hơi. Nhưng cũng chính hồ tiêu khiến cuộc sống của họ điêu đứng, đến mức bán nhà “tha hương cầu thực“. Sau thời kỳ khủng hoảng, thủ phủ hồ tiêu nay đã “hồi sinh“ nhờ chuyển đổi cây trồng.
(GLO)- Năm 2021, từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) sẽ triển khai thực hiện một số mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân.
(GLO)- Vì xuất phát điểm không mấy thuận lợi nên anh Nguyễn Quang Phú (làng Bỉh, xã Ia Púch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải tìm hướng khởi nghiệp đặc thù là trồng một lúc nhiều loại cây khác nhau để “lấy ngắn nuôi dài“, giảm thiểu rủi ro.
(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có gần 1.130 ha cây ăn quả các loại. Từ nguồn vốn chương trình nông thôn mới, huyện đã thực hiện dự án liên kết sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích 34,8 ha tại các xã phía Nam.
(GLO)- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) vừa hỗ trợ 2.712 cây giống để 14 hộ dân triển khai 3 mô hình trồng cây ăn quả gồm: thâm canh cây mít với diện tích 3 ha tại xã Đak Pơ Pho; thâm canh cây nhãn với diện tích 2 ha tại xã An Trung; thâm canh cây bơ booth với diện tích 2 ha tại xã Yang Trung.
Với quyết tâm làm giàu từ cây ăn quả, ông Hoàng Văn Chất (sinh năm 1960) ở bản Củ 2, xã Chiềng Ban (huyện Mai Sơn, Sơn La) đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm về cách trồng, chăm sóc các loại cây trồng. Năm 1998, tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng ông vẫn bỏ ra số tiền 6 triệu đồng (tương đương cả 1 cây vàng) để mua sách dạy trồng cây, các tài liệu kỹ thuật trồng cam, bưởi...cây ăn quả khác về tham khảo. Sau 10 năm, vườn cây trái nhà ông Chất đã xanh mát và cho nhiều quả ngọt.