Gia Lai có 41 mã số vùng trồng cây ăn quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 31 mã số vùng trồng cây ăn quả và 4 cơ sở đóng gói trái cây phục vụ xuất khẩu, nâng tổng số toàn tỉnh có 41 mã số vùng trồng cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây phục vụ xuất khẩu.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Đak Đoa để gửi hồ sơ cấp mã số vùng trồng (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Lê Nam
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Đak Đoa để gửi hồ sơ cấp mã số vùng trồng (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Lê Nam

Ông Trần Xuân Khải-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh-cho biết: Để tạo thuận lợi cho xuất khẩu trái cây, Chi cục đã đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Cục Bảo vệ thực vật tăng cường công tác khuyến cáo, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra thực tế đề nghị cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp 31 mã số vùng trồng cây ăn quả và 4 cơ sở đóng gói trái cây phục vụ xuất khẩu (xoài, thanh long, mít, chuối, dưa hấu), nâng tổng số lên 41 mã số vùng trồng cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây phục vụ xuất khẩu. Trong đó, 6 mã số vùng trồng cây xoài, 8 mã số vùng trồng cây thanh long, 10 mã số vùng trồng cây mít, 8 mã số vùng trồng cây chuối, 9 mã số vùng trồng cây dưa hấu.

 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null