Kông Chro chuyển đổi trồng mía sang cây ăn quả nâng cao thu nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, bà con nông dân xã Kông Yang (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) mạnh dạn chuyển đổi diện tích mía, mì kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, nhiều hộ có thu nhập cao và ổn định.

Gia đình bà Hồ Thị Hạnh (thôn 2) gắn bó với cây mì gần 20 năm. Những năm qua, giá mì lên xuống thất thường. Sau khi tìm hiểu một số mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn, năm 2016, bà Hạnh chuyển đổi 5 sào mì sang trồng bơ, mít, na, bưởi. Bà cho hay: “Trước đây, 5 sào mì mang lại thu nhập cho gia đình tôi gần 20 triệu đồng mỗi năm. Từ khi chuyển sang trồng cây ăn quả, thu nhập tăng gấp 5 lần”.

 Sau khi chuyển sang trồng cây ăn quả, gia đình bà Hồ Thị Hạnh (thôn 2, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) có thu nhập cao gấp 5 lần so với cây mì. Ảnh: An Phát
Sau khi chuyển sang trồng cây ăn quả, gia đình bà Hồ Thị Hạnh (thôn 2, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) có thu nhập cao gấp 5 lần so với cây mì. Ảnh: An Phát


Tương tự, từ năm 2017 đến nay, ông Trịnh Văn Thường (thôn 3) cũng chuyển đổi diện tích mía, mì kém hiệu quả sang trồng 13 ha bạch đàn và gần 4 ha cây ăn quả. Nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, vườn cây cho năng suất cao. “Mỗi năm, vườn cây ăn quả cho thu nhập 350-400 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Vừa qua, gia đình khai thác 2 ha bạch đàn thu được 100 triệu đồng”-ông Thường vui vẻ nói.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cây trĩu quả của gia đình, ông Lê Văn Ất (thôn 2) kể: Cách đây hơn 10 năm, ông trồng thử nghiệm mấy cây na dai ở ruộng bắp sau nhà. Thấy cây phát triển tốt, cho quả ngon ngọt, ông lấy hạt ươm giống, rồi mở rộng diện tích. Hiện nay, vườn na dai của ông có diện tích gần 2 ha, trong đó có khoảng 1 ha đã cho thu hoạch. Tới vụ, thương lái vào tận vườn thu mua với giá 20-30 ngàn đồng/kg tùy loại. Mỗi năm, gia đình ông tích lũy hơn 200 triệu đồng. Ngoài bán quả, ông còn ươm na giống, xuất bán 4-5 ngàn cây/năm với giá 10 ngàn đồng/cây. “Nhờ đó mà tôi có tiền mua thêm đất để mở rộng sản xuất và trang trải cuộc sống”-ông Ất phấn khởi nói.

 

Vườn na trĩu quả của gia đình ông Lê Văn Ất (thôn 2, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ảnh: An Phát
Vườn na trĩu quả của gia đình ông Lê Văn Ất (thôn 2, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ảnh: An Phát

Xã Kông Yang có hơn 4.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế cao như: cây ăn quả, cây lâm nghiệp, rau màu các loại.

Ông Đào Quốc Định-Chủ tịch UBND xã-cho biết: Toàn xã có 73,15 ha cây ăn quả, hơn 1.117 ha mì, khoảng 557 ha mía, trên 1.000 ha hoa màu và 915 ha cây lâm nghiệp. Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả. Đối với khu vực đất đồi cao, ven rẫy thì khuyến khích bà con chuyển sang trồng cây lâm nghiệp; những chân ruộng kém hiệu quả thì trồng các loại rau màu. Cùng với đó, xã tổ chức đánh giá hiệu quả việc chuyển đổi cây trồng để có cơ sở vận động người dân. “Ngoài ra, xã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ người dân sản xuất các loại cây trồng theo hướng VietGAP, hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm”-ông Định nhấn mạnh.

 

AN PHÁT

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.