Làm giàu từ trồng nhãn trái vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 1997, gia đình ông Phạm Văn Tưởng từ tỉnh Hưng Yên vào thôn An Quý (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Khi vào vùng đất mới, ông mang theo giống nhãn Hương Chi nổi tiếng của địa phương để trồng thử nghiệm. Nhận thấy cây nhãn phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, năm 2015, ông mở rộng diện tích để trồng 550 cây. Đặc biệt, ông Tưởng đào ao thoát nước rỉ, vun cao đất cho từng gốc nhãn, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật cho cây ra quả trái vụ để có được giá cao.

Theo ông Tưởng, nhãn chính vụ thu hoạch đồng loạt từ tháng 7 âm lịch dễ dẫn đến giá không ổn định, thường xuống thấp. Trong khi đó, nhãn trái vụ thời điểm thu hoạch khoảng tháng 3 âm lịch. Do ít người canh tác theo kiểu này nên giá cả luôn ổn định và cao hơn so với chính vụ. Ở Gia Lai, thời điểm tháng 3 đang là mùa khô nên rất thuận lợi để nhãn ra quả trái vụ. “Nhãn trồng khoảng 3 năm sẽ cho thu hoạch. Những khu vực đất tốt, mức đầu tư ổn định có thể thu hoạch sớm hơn. Chi phí đầu tư không lớn như các loại cây trồng khác, chỉ khoảng 30 triệu đồng/ha”-ông Tưởng chia sẻ.

  Nhiều hộ dân ở xã Phú An (huyện Đak Pơ) áp dụng kỹ thuật để nhãn ra quả trái vụ, cho thu nhập cao. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nhiều hộ dân ở xã Phú An (huyện Đak Pơ) áp dụng kỹ thuật để nhãn ra quả trái vụ, cho thu nhập cao. Ảnh: Nguyễn Diệp


Vườn nhãn được ông Tưởng chia thành 3 khu vực, mỗi vùng cách nhau 10 ngày xoay vòng. Thương lái đến tận vườn thu mua với giá 32 ngàn đồng/kg. “Tôi đang tập trung đầu tư trồng nhãn trái vụ theo hướng hữu cơ, hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP để nâng cao chất lượng và giá trị. Những năm trước, giá nhãn trái vụ có thời điểm 35-40 ngàn đồng/kg, gia đình tôi thu được khoảng 500 triệu đồng/vụ. Năm nay, sản lượng nhãn có thể đạt hơn 12 tấn, lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng”-ông Tưởng cho hay.

Ngoài nguồn thu từ vườn nhãn hiện có, ông Tưởng còn ghép và chiết cây giống cung cấp ra thị trường khoảng 1.300 cây với giá 40-50 ngàn đồng/cây. Bên cạnh đó, ông cũng tư vấn và hỗ trợ cho người dân trong vùng kỹ thuật trồng nhãn trái vụ để cùng nhau phát triển kinh tế. Bà Lê Thị Quyền (thôn An Quý) chia sẻ: “Năm 2020, tôi cải tạo 1 ha đất vườn chuyển sang trồng hơn 280 cây nhãn. Hiện vườn nhãn sinh trưởng, phát triển tốt. Dự kiến cho thu hoạch lứa đầu tiên vào năm sau”.


Hiện nay, huyện Đak Pơ có hơn 500 ha cây ăn quả, trong đó có hơn 30 ha nhãn. Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: “Những năm gần đây, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, na dai, dừa xiêm lùn, nhãn… Một số hộ đã áp dụng khoa học kỹ thuật trồng nhãn trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.