Phát triển cây ăn quả: Lĩnh vực nhiều tiềm năng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gia Lai có diện tích tự nhiên lớn thứ hai cả nước, sau Nghệ An. Với lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu, những năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để ngành sản xuất này phát triển tương xứng với tiềm năng, tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn nữa.

Từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh

Những năm qua, diện tích cây ăn quả của tỉnh không ngừng mở rộng và đa dạng về chủng loại. Năm 2022, toàn tỉnh có 29.016,5 ha cây ăn quả (tăng 17.152,5 ha so với năm 2018); sản lượng trái cây đạt 417.192 tấn (tăng 328.439,3 tấn so với năm 2018). Giai đoạn 2019-2022, diện tích cây ăn quả tăng bình quân 22,11%/năm, sản lượng trái cây tăng bình quân 46,41%/năm. Trong đó, một số cây ăn quả có giá trị hàng hóa lớn như: chuối, chanh dây, sầu riêng, bơ, mít... phát triển mạnh về quy mô diện tích và hình thành các vùng chuyên canh.

Sản phẩm chôm chôm Ia Grai đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận. Ảnh: Đức Thụy

Sản phẩm chôm chôm Ia Grai đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận. Ảnh: Đức Thụy

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng cây ăn quả ngày càng được chú trọng. Cuối năm 2022, toàn tỉnh có 19.565,4 ha cây ăn quả canh tác theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), trong đó có 9.185,9 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP gồm: 865,8 ha sầu riêng, 446 ha bơ, 2.850,6 ha chuối, 2.961 ha chanh dây, 541 ha xoài, 210 ha mít, 351,1 ha thanh long, 739 ha dứa, 102,3 ha bưởi, 29,6 ha cam, 12 ha na, 5 ha nhãn và 72,5 ha các loại cây ăn quả khác. Diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước hiện có 12.988,5 ha, trong đó, 6.679,5 ha do người dân đầu tư (3.831,6 ha chanh dây và 2.847,9 ha cây ăn quả các loại), 6.300,5 ha do doanh nghiệp đầu tư (3.287,1 ha chuối, 739 ha dứa, 410 ha bơ, 581,9 ha sầu riêng, 533,6 ha xoài, 257 ha mít, 383,1 ha thanh long, 108,8 ha bưởi) và 8,5 ha do Nhà nước đầu tư xây dựng mô hình trình diễn để người dân học tập, nhân rộng trong sản xuất.

Cùng với đó, những năm gần đây, một số địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Ia Tiêm, Ia Glai (huyện Chư Sê) và Ia Băng (huyện Đak Đoa), Công ty cổ phần Gia súc Lơ Pang đầu tư liên kết phát triển 658,2 ha chuối già hương Nam Mỹ ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tại xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh), Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đại Ngàn đầu tư trồng 29,2 ha sầu riêng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm được tỉnh chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Việc xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu và xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cũng được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã được cấp 74 mã số vùng trồng với tổng diện tích 6.362,75 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu. Trong đó, chanh dây có 19 mã số với tổng diện tích 586,83 ha; dưa hấu 9 mã số với tổng diện tích 735 ha; chuối 22 mã số với tổng diện tích 2.899,63 ha; xoài 6 mã số với tổng diện tích 308,88 ha; thanh long 8 mã số với tổng diện tích 547,19 ha; mít 10 mã số với tổng diện tích 1.285,22 ha. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã được cấp 22 mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu với tổng công suất khoảng 655-795 tấn quả tươi/ngày. Một số sản phẩm cây ăn quả đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận như: chôm chôm Ia Grai, chanh dây Gia Lai.

Vợ chồng ông Vũ Xuân Hệ (xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro) chăm sóc vườn nhãn của gia đình. Ảnh: Minh Nguyễn

Vợ chồng ông Vũ Xuân Hệ (xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro) chăm sóc vườn nhãn của gia đình. Ảnh: Minh Nguyễn

Tỉnh đã thu hút được một số doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất như: công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ giám định bệnh vi rút, công nghệ bảo quản trái cây, công nghệ xử lý hơi nước nóng cho trái cây... Toàn tỉnh có trên 50 doanh nghiệp và 32 hợp tác xã đầu tư phát triển cây ăn quả với diện tích 9.144,4 ha (doanh nghiệp 8.526,6 ha, hợp tác xã 617,8 ha). Tỉnh cũng đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm rau quả như: Nhà máy chế biến rau quả của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm; Nhà máy sơ chế, chế biến, đóng gói trái cây tươi và trái cây cấp đông IQF của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với công suất 36.500 tấn sản phẩm/năm; Nhà máy chế biến trái cây Quicornac của Công ty DIVAFRUIT S.A với công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm; Nhà máy chế biến sản phẩm trái cây của Công ty Vật tư tổng hợp Hưng Nguyên với công suất 341 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng trăm cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm trái cây sấy dẻo và sấy giòn (mít, xoài, chuối, khoai lang, thanh long…) quy mô nhỏ của các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp.

Cần giải pháp đồng bộ để nâng cao chuỗi giá trị

Cùng với những kết quả đạt được bước đầu, việc phát triển sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trái cây của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ nguyên liệu trái cây đưa vào chế biến đạt thấp (dưới 16%), chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng tươi; quy mô chế biến, bảo quản một số loại quả (sầu riêng, bơ, xoài, thanh long, mít…) không nhiều, chỉ tập trung tại cơ sở của hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, tỉnh còn thiếu các cơ sở chế biến, bảo quản quy mô lớn, hiện đại, chế biến sâu, đáp ứng đủ điều kiện cho thị trường xuất khẩu cũng như tiêu thụ nông sản cho nông dân; việc đầu tư cho công nghiệp chế biến trái cây chưa tương xứng với tốc độ phát triển của sản xuất; tổ chức sản xuất cây ăn quả theo mô hình chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Công nhân Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn sơ chế chuối. Ảnh: Lê Nam

Công nhân Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn sơ chế chuối. Ảnh: Lê Nam

Để phát triển cây ăn quả tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tỉnh cần có các giải pháp đồng bộ để thực hiện hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết phát triển sản xuất và hình thành, phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ. Tỉnh cũng cần tổ chức rà soát, đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích cây trồng không hiệu quả sang phát triển cây ăn quả; xác định phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả gắn với cơ sở, nhà máy biến trên địa bàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần tăng cường chế biến, đa dạng các sản phẩm từ cây ăn quả. Chú trọng đa dạng hóa sản phẩm chế biến; chuyển dịch cơ cấu từ sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến tinh. Đẩy mạnh chế biến sâu, chế biến tổng hợp để tạo ra giá trị gia tăng cao (thực phẩm ăn liền, thực phẩm chức năng, thực phẩm giàu dinh dưỡng và mỹ phẩm), nhất là đối với những mặt hàng còn nhiều dư địa mà tỉnh có lợi thế về sản xuất và tỷ lệ đưa vào chế biến còn thấp như: bơ, sầu riêng, chuối, xoài, mít, nhãn, na... Khuyến khích chế biến phế phụ phẩm trong sản xuất, chế biến rau quả để tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường (thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh). Hình thành và phát triển các mô hình doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn trong ngành chế biến rau quả.

Ngoài ra, tỉnh cần làm tốt hơn việc thu hút đầu tư và hỗ trợ quảng bá, kết nối, xúc tiến thương mại. Thường xuyên cập nhật, bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư, đảm bảo chuyển tải thông điệp và các thông tin cụ thể để các nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư sản xuất và chế biến trái cây tại tỉnh. Huy động tối đa nguồn lực hỗ trợ cho công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; chú trọng nâng cao hiệu quả, khả năng nắm bắt, kết nối, tìm kiếm cơ hội thu hút đầu tư. Đồng thời, tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh và có kế hoạch, lộ trình cụ thể để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm rau quả. Hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn giao dịch thương mại điện tử, đặc biệt ưu tiên các sản phẩm OCOP, sản phẩm được chứng nhận an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.