Triển vọng mô hình trồng và sơ chế chuối rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xã Ia Kreng là một trong 3 xã khó khăn nhất của huyện Chư Pah với gần 98% dân số là người Jrai. Do đời sống chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ nên đại bộ phận dân cư của xã vẫn còn nghèo đói. Vì thế, việc triển khai mô hình trồng và sơ chế chuối rừng tại địa phương được kỳ vọng sẽ giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Chuối rừng là loại cây dễ trồng, thích hợp với những nơi có địa hình đồi núi cao. Hạt chuối rừng được rất nhiều người ưa chuộng bởi đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì lẽ đó, tháng 4-2017, Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pah đã triển khai mô hình trồng và sơ chế chuối rừng tại 3 làng: Dip, Dốch 1 và Dốch 2 (xã Ia Kreng) với 10 hộ tham gia trên diện tích 10 ha,  tổng kinh phí thực hiện là 615 triệu đồng.

 

Diện tích chuối rừng tại xã Ia Kreng đang phát triển tốt. Ảnh: N.T
Diện tích chuối rừng tại xã Ia Kreng đang phát triển tốt. Ảnh: N.T

Dẫn chúng tôi đến tham quan vườn chuối rừng hơn 1 ha đang phát triển xanh tốt trên vùng đất đá cằn cỗi, ông Siu Ích (làng Dốch 2) cho biết: “Tôi đã trồng chuối rừng từ lâu rồi, thấy nó mang lại thu nhập cao nên gia đình tiếp tục trồng. Được Phòng Kinh tế-Hạ tầng, chính quyền xã hỗ trợ, tôi tiếp tục mở rộng diện tích trồng chuối rừng và chăm sóc cây theo đúng quy trình đã được tập huấn. Khi thu hoạch, tôi bán cho bạn hàng quen biết với giá từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng/kg”.

Các hộ dân khi tham gia mô hình này thường lấy giống chuối rừng từ tự nhiên. Do đó, giống chuối rừng thực hiện dự án sẽ do các hộ dân khai thác tại địa phương lựa chọn cây đạt tiêu chuẩn để trồng. Dự án sẽ hỗ trợ một phần kinh phí thuê công khai thác giống cho các hộ tham gia mô hình. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ 50% vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... và hỗ trợ 100% kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế chuối rừng. Các hộ dân chỉ đóng góp công lao động, chăm sóc và được thụ hưởng toàn bộ sản phẩm khi thu hoạch. Phòng Kinh tế-Hạ tầng phối hợp UBND xã Ia Kreng chọn vị trí thuận lợi để lắp đặt máy sấy; giao việc quản lý, vận hành cho  một gia đình tham gia dự án đáp ứng đủ điều kiện thuận tiện để tập kết chuối và sấy khi thu hoạch. Đơn vị cung cấp máy sấy sẽ trực tiếp hướng dẫn vận hành cụ thể, đảm bảo cho hộ quản lý, vận hành thành thạo. Đồng thời, UBND xã Ia Kreng thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng máy sấy, đảm bảo chất lượng. Sau khi sơ chế, chuối rừng khô đạt chất lượng tốt, không ẩm mốc, đảm bảo để sử dụng ngay hoặc bảo quản.

Đến nay, dự án đã hoàn thành các bước tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ công khai thác giống cho các hộ tham gia, cấp hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Các hộ dân cũng đã thực hiện xong việc trồng và chăm sóc; cây chuối phát triển bình thường và đã có 80% diện tích chuối đang ra hoa.

Ông Trần Đình Quyến-Phó Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pah, cho biết: “Dự án này nhằm giúp các hộ dân nâng cao thu nhập, từ đó nhân rộng ra toàn xã Ia Kreng và các xã khác có điều kiện tương tự của huyện. Song song với việc xây dựng mô hình trồng và sơ chế chuối rừng, đơn vị thực hiện dự án sẽ triển khai các nội dung giới thiệu, quảng bá sản phẩm ra thị trường. Khi nhân dân trồng nhiều, sản lượng cao, huyện sẽ kêu gọi các công ty, doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ kinh phí và bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra của sản phẩm, đưa chuối rừng trở thành một trong những sản phẩm đặc trưng của  huyện Chư Pah”.

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 1-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 13 ngàn tấn hồ tiêu, trị giá 87 triệu USD (giảm 25,6% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng từng được ví như loại trái "tỷ đô" với kim ngạch xuất khẩu liên tiếp phá kỷ lục nhiều năm nhưng lại đang phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 80% trong những tháng đầu năm.

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.