"Trao yêu thương là yêu thương còn mãi"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 1. Anh là một bệnh nhân đặc biệt của Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku. Nhà anh ở thị xã Ayun Pa nhưng thường phải lên thành phố tháng đôi lần để chạy thận. Căn bệnh suy thận đã ở giai đoạn cuối. Anh chỉ đi một mình trong suốt hành trình chữa bệnh.
Thường khi vừa lọc máu xong, trên tay vẫn còn chằng chịt băng keo y tế, anh đã rời bệnh viện ngay để kịp chuyến xe về nhà. Tôi hay gặp anh lững thững trên quãng đường từ nhà xe đến bệnh viện và ngược lại, lưng đeo chiếc túi vải nhỏ như học sinh, vóc dáng nhỏ bé, nước da vàng ủng do bệnh đã trở nặng. Có những lần gặp anh đi bộ ở quãng đường gần bệnh viện, thấy anh đã rất yếu, toàn thân có dấu hiệu tích nước, phù thũng. Anh kể, gia đình khó khăn nên mỗi lần lên bệnh viện chạy thận thường không có người thân đi cùng để tiết kiệm chi phí đi lại. Anh có 2 đứa con nhỏ, đều đang đi học. Mấy năm nay, biết hoàn cảnh khó khăn của anh, nhà xe Tấn Tài miễn phí luôn tiền vé cả chiều đi lẫn chiều về. Nhiều người biết anh hay đi bộ tới bệnh viện rồi từ bệnh viện về nhà xe, thỉnh thoảng lại cho anh chút tiền uống nước.
Sống tử tế giúp chúng ta hạnh phúc hơn (ảnh minh hoa)
Sống tử tế giúp chúng ta hạnh phúc hơn (ảnh minh hoa)
Bẵng đi một thời gian không gặp, không thấy anh lên bệnh viện, tôi cứ ân hận mãi vì không giúp gì anh, nhiều lần băn khoăn tự hỏi tình trạng anh ra sao. Thế rồi ngày cuối tuần đang trên đường về nhà, thấy anh chậm rãi đi bộ trên đường, vẫn chiếc túi vải nhỏ trên lưng, tôi mừng quýnh. Vòng xe lại, tôi hỏi anh có muốn tôi chở đến chỗ xe Tấn Tài không. Anh lúc này nói năng đã rất khó, một bên mặt sưng phù, da vàng tái, cố gắng nở nụ cười nói rằng, anh vẫn đi bộ được. Tôi rút ví gửi anh một chút quà, nói mong anh giữ sức khỏe để chiến đấu với bệnh tật, để con cái còn được thấy bố. Anh cảm động kể, mấy năm nay, anh vẫn nhận được sự giúp đỡ của nhiều người không quen biết như vậy, nhất là người dân ở dọc tuyến đường dù họ không biết anh là ai, từ đâu đến. Điều đó khiến anh cảm thấy được động viên, được chia sẻ rất nhiều trong hành trình chữa bệnh dài đằng đẵng và nhiều đau đớn. Câu chuyện của anh khiến tôi tin rằng, cuộc sống vẫn còn nhiều điều tử tế, nhiều người tốt thầm lặng.  
2. Chị là người bán hàng online trên trang Facbook cá nhân, bán đủ thứ, mùa nào thức nấy. Chị bán rất chăm chỉ, giao hàng tận nơi cho khách. Nhìn dáng người cục mịch, có phần lam lũ, có lẽ cuộc sống của chị cũng không dư giả gì. Thế nhưng, hễ đi đâu gặp hoàn cảnh thương tâm, chị lại kêu gọi bạn bè trên trang cá nhân chung tay giúp đỡ. Có lần vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh để thăm người nhà, thấy trường hợp 1 em bé người dân tộc thiểu số bị bỏng nặng, bố mẹ đứa trẻ lại khó khăn, chị lập tức kêu gọi cộng đồng góp mỗi người một chút chạy chữa cho em. Lần khác đi thu mua trái cây sạch ở làng, gặp hoàn cảnh người dân nghèo không có nhà ở, chị lại kêu gọi, kết nối để xây căn nhà nhỏ giúp cả gia đình có chỗ che mưa nắng. Chị kêu gọi sự chung tay từ cộng đồng, từ danh sách mấy ngàn bạn bè trên Facebook cá nhân, mỗi người đóng góp một chút “tích gió thành bão”, chị đã xây được 2 ngôi nhà cho người nghèo, giúp đỡ hàng chục người có hoàn cảnh khó khăn khác. Từ chối được nhắc trên truyền thông, chị nói chỉ có một tâm niệm “Trao yêu thương là yêu thương còn mãi”, đó mới là điều chị cần phải ghi nhớ với bản thân mình, chứ không phải được ca ngợi, được người khác biết ơn.
3. Mỗi ngày có biết bao tin tức tiêu cực, những việc làm xấu xa khiến người ta cảm thấy cuộc sống u ám, ngột ngạt. Nhưng còn rất nhiều người vẫn đang âm thầm làm những việc tử tế, tốt đẹp một cách vô tư, không vụ lợi. Cuộc sống không dễ dàng, cái tốt song hành cùng cái xấu. Chọn việc tốt đẹp, tử tế để làm hay việc xấu xa, sa ngã luôn là một cuộc đấu tranh không ngừng trong mỗi người. Nhưng mỗi ngày, nếu ta học cách làm một việc tốt, hay chí ít là nghĩ về những điều tử tế thì chắc chắn sẽ khiến cho cuộc sống bớt đi gam màu tối, chỉ còn lại những lấp lánh hy vọng, những điều tốt đẹp không ngừng lan tỏa...
 MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

(GLO)- Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), sáng 20-11, đồng chí Lương Văn Danh- Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai đã đến thăm, chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tỉnh.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.