Trao sinh kế giúp người nghèo vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo cải thiện cuộc sống, TP. Pleiku đã triển khai nhiều mô hình sinh kế đa dạng, phù hợp với điều kiện của đối tượng thụ hưởng.

2mk.jpg
Gia đình ông Bing (làng Mơ Nú, xã Chư Á) thoát nghèo nhờ được hỗ trợ bò sinh sản. Ảnh: Mai Ka

Trước đây, gia đình ông Bing (làng Mơ Nú, xã Chư Á) thuộc diện hộ nghèo. Vợ chồng ông đều đã hơn 60 tuổi và thiếu đất sản xuất. Năm 2022, gia đình ông được hỗ trợ 1 con bò sinh sản để làm sinh kế.

Ông Bing cho biết: “Tôi được chính quyền địa phương hướng dẫn cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh nên bò phát triển khỏe mạnh. Ngoài việc chăm nuôi bò sinh sản, khoảng vài ba tháng, tôi lại bán phân chuồng cho người trồng cà phê và rau màu. Hiện gia đình đã thoát nghèo”.

Nhiều năm liền thuộc diện hộ cận nghèo của thôn 1 (xã Ia Kênh), chị Ngô Thị Phụng phải chạy ăn từng bữa khi một mình nuôi chồng bị bệnh và 3 con đang tuổi ăn học.

“Tôi phải tất bật xoay xở đủ việc để lo cho gia đình. Chồng tôi bị bệnh không có khả năng lao động đã hơn 10 năm nay. Do phải ở nhà chăm sóc chồng nên tôi luôn mong muốn có nguồn vốn để phát triển chăn nuôi. Như vậy sẽ phù hợp với điều kiện của gia đình. Cuối năm 2024, tôi được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku hỗ trợ đàn gà 150 con để phát triển kinh tế”-chị Phụng chia sẻ.

Cùng với đó, chị Phụng còn tham gia tập huấn, hướng dẫn chăn nuôi qua từng giai đoạn phát triển, đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiện đàn gà của gia đình chị sinh trưởng và phát triển tốt.

trao-sinh-ke-giup-nguoi-ngheo-vuon-len-bg.jpg
Gia đình chị Ngô Thị Phụng (thôn 1, xã Ia Kênh) được hỗ trợ đàn gà 150 con để phát triển kinh tế. Ảnh: M.K

Ông Lê Quang Toản-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kênh-cho biết: Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo đã được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể xã quan tâm.

Nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, năm 2024, xã đã đăng ký hỗ trợ máy cắt cỏ cho 1 hộ cận nghèo và gà giống cho 2 hộ cận nghèo. Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã cũng trực tiếp đến các hộ gia đình để tư vấn, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Trong giai đoạn 2022-2024, từ nguồn vốn hơn 2 tỷ đồng của Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku phối hợp với các đơn vị liên quan và các xã, phường triển khai nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế cho 156 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ khuyết tật theo nhu cầu của người dân như: hỗ trợ bò sinh sản, heo thịt, gà thịt, thức ăn chăn nuôi, phân bón chăm sóc cây trồng và máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, nhiều gia đình tăng thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.

Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Đăng-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku-cho biết: “Năm 2024, Trung tâm phối hợp với UBND các xã, phường rà soát nhu cầu thực tiễn của các đối tượng hỗ trợ; tiến hành giao phân bón, máy móc nông nghiệp, con giống (bò sinh sản, heo thịt, gà thịt) và thức ăn chăn nuôi cho 59 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật không có sinh kế ổn định.

Đồng thời, phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên theo dõi, hỗ trợ và hướng dẫn các hộ về cách quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển đàn vật nuôi, cách bón phân chăm sóc cây cà phê kinh doanh và cách sử dụng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp đúng mục đích”.

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku thông tin thêm: Với việc triển khai các mô hình sinh kế đa dạng, thành phố đã cơ bản giải quyết được về tư liệu sản xuất, phù hợp với tình hình sản xuất của bà con nông dân.

Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục triển khai thực hiện Tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2030. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai đến đúng đối tượng thụ hưởng, đảm bảo đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể tê tê quý hiếm

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể tê tê quý hiếm

(GLO)- Chiều 4-2, tại hẻm 502 đường Nguyễn Viết Xuân (TP. Pleiku) Công an phường Hội Phú phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai tổ chức bàn giao một cá thể tê tê thuộc loài nguy cấp, quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chuyên môn chăm sóc để thả về tự nhiên.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).