Trận thua đầu tiên ở Mỹ Đình và hy vọng cho Đội tuyển Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đội tuyển Việt Nam đã để thua Australia 0-1 tại sân Mỹ Đình. Đây là trận thua thứ 2 của thầy trò ông Park Hang-seo, nhưng cách mà chúng ta thể hiện vẫn đáng để hy vọng tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022. 

 
Các pha tranh chấp quyết liệt giữa Đội tuyển Việt Nam và Đội tuyển Australia (có ưu thế tuyệt đối về thể lực) trong trận đấu tối 7.9 tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội). Ảnh: Minh Dân
Các pha tranh chấp quyết liệt giữa Đội tuyển Việt Nam và Đội tuyển Australia (có ưu thế tuyệt đối về thể lực) trong trận đấu tối 7.9 tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội). Ảnh: Minh Dân
Không có bất ngờ 
Trước cuộc đối đầu giữa Đội tuyển Việt Nam và Australia, những thống kê đã chỉ ra sự chênh lệch giữa hai nền bóng đá. Trên bảng xếp hạng FIFA, Đội tuyển Australia hiện đứng vị trí thứ 27 thế giới, hơn Đội tuyển Việt Nam đến 65 bậc. Đội tuyển Australia có 27 cầu thủ thì chỉ có 2 cầu thủ đang thi đấu ở Trung Quốc, một cầu thủ ở Nhật bản, còn lại đang thi đấu ở Châu Âu. Họ đã tham dự 3 vòng chung kết World Cup liên tiếp vào các năm 2010, 2014 và 2018, kể từ khi họ gia nhập Liên đoàn Bóng đá Châu Á năm 2006. Trong khi đó, đây mới chỉ là lần đầu tiên Đội tuyển Việt Nam lọt vào vòng loại thứ 3.
Theo thống kê của Transfermarkt, đội hình Đội tuyển Australia trị giá 42,75 triệu euro, gấp hơn 7 lần giá trị đội hình Đội tuyển Việt Nam. Đây là đối thủ mạnh nhất của thầy trò Huấn luyện viên Park Hang-seo tại vòng loại World Cup 2022. Chiều cao trung bình của Đội tuyển Australia là 1m82 trong khi các cầu thủ Việt Nam là khoảng 1m77. Harry Souttar chính là cầu thủ cao nhất bên phía Australia với 1m98.
Và chính lợi thế về chiều cao đã khiến các cầu thủ Australia tận dụng triệt để những tình huống bóng bổng khi tổ chức tấn công về phía khung thành Văn Lâm. Bàn thắng mở tỉ số của Australia đã đến từ chính thế mạnh của họ. Phút 43, hậu vệ Rhyan Grant đã có pha đánh đầu chính xác hạ gục Văn Lâm. Đó cũng là tình huống duy nhất mà Đội tuyển Việt Nam để sơ hở trong cả hiệp 1 đã chơi kín kẽ với thế trận phòng ngự phản công. 
Đây là trận đấu mà công nghệ VAR lần đầu tiên được áp dụng tại sân Mỹ Đình. Sau bàn thua trong trận đấu với Saudi Arabia, khán giả Việt Nam có quyền tiếc nuối khi các trọng tài đã từ chối quả phạt đền dành cho Đội tuyển Việt Nam. Phút 27, pha dứt điểm của Hồng Duy đã trúng tay cầu thủ Australia, tuy nhiên trọng tài chính sau khi tham khảo công nghệ VAR đã không cho rằng đó là tình huống đáng bị thổi phạt. Nếu đây được coi là nhận định đúng, có lẽ tình huống Duy Mạnh thì thẻ vàng thứ 2, Đội tuyển Việt Nam chịu 11m là sự oan nghiệt. 
Đã không có bất ngờ nào xảy ra, Đội tuyển Việt Nam đã nhận thất bại đầu tiên tại sân Mỹ Đình dưới thời ông Park. Nhưng đây lại là một bài học quý giá cho những mục tiêu tiếp theo. 
Chờ gì ở đội tuyển Việt Nam? 
Hai trận thua đầu tiên của Đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, đó là những kết quả đã được dự báo trước. Nhưng với những gì mà Đội tuyển Việt Nam thể hiện, chúng ta có quyền hy vọng ở những trận đấu có điểm phía trước.  Rõ ràng, để chuẩn bị cho hành trình của Đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, Huấn luyện viên Park Hang-seo đã có những tính toán kỹ lưỡng, đó là khâu phòng ngự. 
Hai đội bóng Saudi Arabia  và Australia đều rất mạnh, thế nhưng họ không hề thắng Việt Nam dễ dàng như những thông số chỉ ra trước trận đấu. Việc ông Park lựa chọn lối chơi hợp lý là phòng ngự phản công mang đến một sự chủ động cho Đội tuyển Việt Nam. Bên cạnh đó, các cầu thủ đã xác định một sự lỳ lợm nhất định khi không để “vỡ trận” sau những bàn thua. Nếu coi trận thua Saudi Arabia  là một tai nạn thì tỉ số 0-1 trước Australia là chấp nhận được. 
Điểm yếu lớn nhất của Đội tuyển Việt Nam vẫn là thể lực. Không khó để nhận ra, những phút cuối của hai trận đấu gặp Saudi Arabia và Australia, nhiều vị trí xuống sức. Bên cạnh đó, hàng công thiếu sự sắc bén cũng là dấu hỏi khi ông Park đã đặt niềm tin vào Phan Văn Đức trong cả hai trận đấu mà cầu thủ này đã chơi không đúng phong độ?
Trận đấu tới, Đội tuyển Việt Nam sẽ đối đầu Đội tuyển Trung Quốc trên sân trung lập UAE vào ngày 7.10. Đây là đối thủ được đánh giá là “giảm nhiệt” hơn so với hai đối thủ đầu tiên. Hy vọng, thầy trò Huấn luyện viên Park Hang-seo sẽ có tính toán chiến thuật hợp lý  để giành điểm số đầu tiên. Với những gì Đội tuyển Việt Nam thể hiện, chúng ta có quyền hy vọng.
Theo ĐĂNG HUỲNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.