Tổng tư lệnh quân đội vừa nắm quyền ở Myanmar là ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Mọi sự chú ý đang đổ dồn về Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing sau khi các chính trị gia của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền bị bắt giữ sáng 1-2 và quân đội lên nắm quyền.

Quân đội Myanmar vốn nổi tiếng kín đáo khi ngay cả những nhà quan sát sành sỏi cũng không biết gì nhiều về nội bộ lực lượng này. Hãng tin Reuters đã lập ra 1 số thông tin chính về ông Hlaing và vai trò lâu dài của quân đội Myanmar trong hệ thống chính trị đất nước.

1. Vai trò của quân đội trong chính trị

Quân đội đã trực tiếp cầm quyền ở Myanmar trong gần 50 năm sau cuộc đảo chính năm 1962 và tự cho rằng họ là người bảo vệ sự thống nhất của đất nước.


 

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing. Ảnh: Reuters
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing. Ảnh: Reuters


Với tư cách là bên lập ra hiến pháp năm 2008 của Myanmar, quân đội đã tự giữ vai trò lâu dài của họ trong hệ thống chính trị. Họ được giữ 25% số ghế trong quốc hội không qua bầu cử và tổng tư lệnh là người bổ nhiệm bộ trưởng của 3 bộ quan trọng là quốc phòng, nội vụ và biên giới. Điều này đảm bảo vai trò quan trọng của quân đội trong chính trị và tạo ra 1 thỏa thuận chia sẻ quyền lực khó xử với NLD.

2. Tướng Min Aung Hlaing: Thăng tiến chậm nhưng chắc

Ông Min Aung Hlaing, 64 tuổi, đã tránh xa hoạt động chính trị đang phổ biến vào thời điểm ông học luật tại Trường ĐH Yangon năm 1972-1974. Một người bạn cùng lớp của ông nói với Reuters vào năm 2016: "Ông ấy là một người ít nói và thường giữ thái độ khiêm tốn".


 

 Tướng Min Aung Hlaing bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8-11-2020. Ảnh: AP
Tướng Min Aung Hlaing bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8-11-2020. Ảnh: AP


Trong khi các bạn cùng lứa tham gia biểu tình, hằng năm ông Hlaing đều nộp đơn xin gia nhập Học viện Cơ quan Quốc phòng (DSA), trường ĐH quân sự hàng đầu ở Myanmar và thành công trong lần thứ 3 vào năm 1974.

Theo 1 thành viên cùng lớp của ông Hlaing ở DSA, người đàn ông này là 1 học viên bình thường. "Ông Hlaing được thăng chức từ từ. Tôi đã ngạc nhiên khi nhìn thấy ông ấy vượt trên cấp bậc trung của quân đoàn sĩ quan" - người này nói.

3. Từ người lính đến chính trị gia

Ông Min Aung Hlaing nắm quyền điều hành quân đội vào năm 2011 khi quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ bắt đầu. Các nhà ngoại giao tại Yangon nói khi bà Suu Kyi bắt đầu làm cố vấn nhà nước từ năm 2016, ông Hlaing đã chuyển mình từ 1 người lính kín tiếng thành 1 chính trị gia và nhân vật công chúng.

 

Binh sĩ và xe quân đội bên trong trụ sở văn phòng Đài Phát thanh và Truyền hình Myanmar vào ngày 1-2. Ảnh: AAP
Binh sĩ và xe quân đội bên trong trụ sở văn phòng Đài Phát thanh và Truyền hình Myanmar vào ngày 1-2. Ảnh: AAP
Người ủng hộ quân đội Myanmar vẫy cờ tại TP Yangon hôm 1-2. Ảnh: AP
Người ủng hộ quân đội Myanmar vẫy cờ tại TP Yangon hôm 1-2. Ảnh: AP


Các nhà quan sát đã lưu ý cách ông Hlaing sử dụng Facebook để công khai các hoạt động, cuộc họp với các nhà chức trách và viếng thăm các tu viện. Trang cá nhân của ông thu hút hàng trăm ngàn người theo dõi trước khi bị gỡ xuống sau cuộc tấn công của quân đội nhắm vào người thiểu số Hồi giáo Rohingya vào năm 2017.

Vị tổng tư lệnh này chưa bao giờ thể hiện dấu hiệu muốn từ bỏ 25% ghế trong quốc hội của quân đội và cũng không cho phép bất kỳ thay đổi nào đối với điều khoản hiến pháp cấm bà Suu Kyi trở thành tổng thống.

Ông Hlaing kéo dài nhiệm kỳ lãnh đạo quân đội của mình thêm 5 năm vào tháng 2-2016, một bước đi khiến giới quan sát ngạc nhiên vì họ dự đoán ông sẽ rút lui trong 1 cuộc cải tổ lãnh đạo quân đội thông thường trong năm đó.


 

 Tổng tư lệnh Hlaing và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters
Tổng tư lệnh Hlaing và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters


Theo Bảo Hạnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.