Tổng thư ký NATO đề cập phương án Ukraine lựa chọn để kết thúc chiến tranh với Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 7/4, Tổng thư ký tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng, Ukraine cuối cùng có thể phải chấp nhận một số thỏa hiệp với Nga để chấm dứt xung đột.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters

Trả lời phỏng vấn, ông Stoltenberg nhắc lại, phương Tây hỗ trợ Kiev lâu dài “ngay cả khi tất cả tin tưởng và hy vọng cuộc xung đột với Nga sẽ kết thúc trong tương lai gần”.

Người đứng đầu NATO kêu gọi các thành viên ủng hộ Kiev về lâu dài, thúc giục liên minh quân sự “dựa ít hơn vào các khoản đóng góp tự nguyện và nhiều hơn nữa vào các cam kết”.

Gói viện trợ quân sự mà ông Stoltenberg đề xuất trị giá 100 tỷ Euro (107 tỷ USD) cho Ukraine trong 5 năm. Các chi tiết của sáng kiến này đang được thảo luận.

Tuy vậy, Tổng thư ký NATO cũng cho hay, Ukraine có quyền lựa chọn thời điểm và điều kiện để tìm kiếm hòa bình với Nga.

Trái với quan điểm của ông Stoltenberg, trong cuộc phỏng vấn với tờ Politico, Chánh Văn phòng của Tổng thống Zelensky, ông Andrey Yermak, tuyên bố Ukraine quyết liệt phản đối bất kỳ thỏa hiệp nào với Nga.

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

(GLO)- Ngày 26/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp trực tiếp tại Vatican, Rome (Italia) trong tang lễ Giáo hoàng Francis, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đối thoại kể từ sau cuộc tranh cãi căng thẳng tại Nhà Trắng vào tháng 2.

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đang leo thang sau vụ tấn công du khách của các tay súng ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ việc đã dẫn đến các hành động trả đũa lẫn nhau và làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra đối đầu quân sự mới giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.