Tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 25-10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương.

Dự tại điểm cầu tỉnh Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cùng lãnh đạo một số sở ban, ngành của tỉnh.

truc-tuyen-6414-5072.jpg
Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Trần Dung

Giai đoạn 2013-2023, hoạt động xã hội hoá giáo dục có những bước tiến tích cực, với sự tham gia của hơn 300 tập thể, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư để kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; các gia đình của nhiều địa phương đã hiến 500 ha đất để xây dựng mới, kiên cố hoá phòng học, nhà công vụ cho giáo viên; có khoảng 36.000 phòng học, 1.300 phòng công vụ cho giáo viên được đầu tư từ nguồn xã hội hoá với tổng kinh phí ước khoảng 33.000 tỷ đồng.

Đến năm 2023, số phòng học kiên cố của cả nước là 545.375 phòng, đạt 86,6%, tăng 20,7% so với năm 2013. Hoạt động xã hội hoá góp phần quan trọng tăng tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 7-2023, cả nước có 56,9% trường học bậc mầm non đạt chuẩn quốc gia; 62,8% trường học bậc tiểu học đạt chuẩn quốc gia; 72,3% trường học bậc THCS đạt chuẩn quốc gia; 49,6% trường học bậc THPT đạt chuẩn quốc gia; 44,2% trường phổ thông nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia...

Tại Gia Lai, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD-ĐT phối hợp với các ngành, địa phương kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trường lớp học, nhà công vụ giáo viên để xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên nguồn vốn, huy động tối đa các nguồn xã hội hóa, nguồn tài trợ; kêu gọi khuyến khích đầu tư ở lĩnh vực giáo dục ngoài công lập. Đến năm 2023, Gia Lai có 12.348 phòng học các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT. Trong đó, số phòng học kiên cố là 8.568 phòng, đạt tỷ lệ kiên cố là 69,39% (tăng 14,84%).

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; chung tay góp sức, tạo động lực để nâng cao chất lượng giáo dục.

truc-tuyen-1-3338-7047.jpg
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Trần Dung

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ghi nhận và biểu dương ngành Giáo dục và các bộ, ngành, đơn vị liên quan, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, các cá nhân đã có những đóng góp quan trọng nhằm thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là thực hiện kiên cố hóa trường lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trong giai đoạn vừa qua.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cùng với sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, việc huy động xã hội hóa là nguồn lực quan trọng để góp phần xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp học khang trang, tạo động lực để nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời đề nghị Bộ GD-ĐT, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục quan tâm, triển khai hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục về kiên cố trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trong thời gian tới.

“Các địa phương cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Tăng cường phối hợp giữa địa phương và các đơn vị, doanh nghiệp, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích các hoạt động đầu tư vào giáo dục; khuyến khích mô hình hợp tác công tư để tận dụng tối đa nguồn lực từ khu vực tư nhân.

Bên cạnh đó, cần phải thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ việc huy động và sử dụng nguồn lực xã hội hóa, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả…”-Phó Thủ tướng đề nghị.

Dịp này, Bộ GD-ĐT đã tổ chức vinh danh, biểu dương các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội hóa thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học. Đồng thời, tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ cho công tác kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.

Gia Lai chủ động phòng- chống bệnh sởi trong trường học

Gia Lai chủ động phòng- chống bệnh sởi trong trường học

(GLO)- Từ tháng 10-2024 đến nay, ca mắc sởi có dấu hiệu gia tăng trong cộng đồng trên địa bàn Gia Lai. Tính đến sáng 14-12, Gia Lai ghi nhận 148 ca mắc sởi và 237 ca nghi ngờ; hầu hết ca mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi. Trước tình hình đó, các trường mầm non tại Gia Lai chủ động phòng- chống dịch.

Sân chơi hấp dẫn của học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai

Sân chơi hấp dẫn của học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai

(GLO)- Vòng chung khảo hội thi “Olympic tiếng Anh” trong học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai năm học 2024-2025 vừa được Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức thành công vào chiều 13-12. Học sinh, sinh viên đã có cơ hội thể hiện tài năng tiếng Anh và sự am hiểu kiến thức xã hội.

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.