Gia Lai quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục tại trường công lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 92/2024/NQ-HĐND ngày 14-10-2024 của HĐND tỉnh về quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực phụ trách có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở giáo dục và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 92/2024/NQ-HĐND ngày 14-10-2024 của HĐND tỉnh Khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 theo đúng quy định.

th-kpa-klong-ia-peng-9486-1343.jpg
Kể từ ngày 24-10-2024, Gia Lai áp dụng 7 khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục công lập; trong đó, mức thu tối đa tiền ăn bán trú cho học sinh mầm non, tiểu học là 26 ngàn đồng/học sinh/ngày. Ảnh: Trần Đức

Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo định kỳ kết quả tổ chức thực hiện vào thời điểm kết thúc năm học về UBND (trong đó, yêu cầu đánh giá kết quả đạt được, kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu có vấn đề bất cập).

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh thông tin rộng rãi, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết, triển khai thực hiện đảm bảo đúng chế độ, chính sách quy định.

Theo Nghị quyết số 92/2024/NQ-HĐND ngày 14-10-2024 của HĐND tỉnh (có hiệu lực từ ngày 24-10-2024), đối tượng áp dụng là trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, học sinh THCS và học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập; các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

Danh mục có 7 khoản thu các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh, gồm: Dịch vụ ăn bán trú ; dịch vụ tổ chức bán trú (dịch vụ tổ chức bán trú năm thứ nhất và năm thứ 2); dịch vụ hợp đồng nhân viên cấp dưỡng; dịch vụ tổ chức cho trẻ em mẫu giáo tham gia các hoạt động làm quen với tiếng Anh; dịch vụ phục vụ trực tiếp người học trong công tác kiểm tra, đánh giá; dịch vụ dọn vệ sinh trường, nhóm/lớp, nhà vệ sinh phục vụ cho trẻ em mầm non/học sinh tiểu học; dịch vụ dọn vệ sinh nhà vệ sinh phục vụ cho học sinh THCS/học sinh THPT; dịch vụ đưa đón học sinh. Trong đó, mức thu tối đa dịch vụ ăn bán trú cho học sinh mầm non, tiểu học là 26 ngàn đồng/học sinh/ngày.

th-nguyen-van-troi-chroh-ponan-4509-8676.jpg
Nghị quyết số 92/2024/NQ-HĐND ngày 14-10-2024 của HĐND tỉnh (có hiệu lực từ ngày 24-10-2024) sẽ gỡ "nút thắt" cho các cơ sở giáo dục công lập tổ chức lớp bán trú. Ảnh: Trần Đức

Cơ sở giáo dục công lập thỏa thuận với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh về mức thu cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục công lập nhưng không vượt quá mức thu tối đa quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này (trừ dịch vụ đưa đón học sinh quy định tại số thứ tự 7 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này). Các cơ sở giáo dục công lập phải xây dựng kế hoạch thu, chi cụ thể; thực hiện thu đúng, thu đủ chi, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Các cơ sở giáo dục công lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thu chi, mở sổ kế toán theo dõi các khoản thu, chi dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật. Thực hiện niêm yết công khai hàng tháng các khoản thu, chi theo quy định để cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, các đoàn thể, tổ chức xã hội và Nhân dân theo dõi, giám sát.

Quá trình tổ chức thu, chi các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục công lập phải bảo đảm tính công khai, dân chủ, minh bạch, được thực hiện theo năm học và chia thành nhiều đợt.

Trường hợp có chênh lệch thu nhỏ hơn chi, cơ sở giáo dục công lập phải tính toán bù đắp khoản tiền thiếu hụt bằng các nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bù.

Xem Danh mục 7 khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh,

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.

Gia Lai chủ động phòng- chống bệnh sởi trong trường học

Gia Lai chủ động phòng- chống bệnh sởi trong trường học

(GLO)- Từ tháng 10-2024 đến nay, ca mắc sởi có dấu hiệu gia tăng trong cộng đồng trên địa bàn Gia Lai. Tính đến sáng 14-12, Gia Lai ghi nhận 148 ca mắc sởi và 237 ca nghi ngờ; hầu hết ca mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi. Trước tình hình đó, các trường mầm non tại Gia Lai chủ động phòng- chống dịch.

Sân chơi hấp dẫn của học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai

Sân chơi hấp dẫn của học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai

(GLO)- Vòng chung khảo hội thi “Olympic tiếng Anh” trong học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai năm học 2024-2025 vừa được Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức thành công vào chiều 13-12. Học sinh, sinh viên đã có cơ hội thể hiện tài năng tiếng Anh và sự am hiểu kiến thức xã hội.

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.