Các khoản thu trường học: Không tạo lợi thế riêng cho đơn vị trung gian thanh toán nào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước khai giảng, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục có những chỉ đạo yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc các quy định về các khoản thu trong nhà trường và không tạo lợi thế cho đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trước khai giảng, Sở GD-ĐT TP.HCM liên tiếp có những chỉ đạo về việc thực hiện các khoản thu trong năm học mới

Trước khai giảng, Sở GD-ĐT TP.HCM liên tiếp có những chỉ đạo về việc thực hiện các khoản thu trong năm học mới

Sở GD-ĐT chỉ đạo tất cả các trường học từ mầm non đến THPT phải thông báo các khoản thu đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh. Bộ phận tài vụ của nhà trường thực hiện thu tiền, phát hành biên lai, hóa đơn thu tiền cho từng học sinh, không giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền và đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định.

Thực hiện theo Quyết định số 4579/QĐ-BGDĐT 28.12.2022 của Bộ GD-ĐT về ban hành quy định kỹ thuật về dữ liệu trong thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc thu học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục, yêu cầu 100% các cơ sở giáo dục thực hiện kết nối với các hệ thống thanh toán được cấp phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hệ thống thanh toán của cơ sở giáo dục phải bảo đảm tuân thủ các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về trao đổi dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Lưu ý các yêu cầu về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT yêu cầu phải đa dạng hóa các kênh thanh toán, không tạo lợi thế cho bất kỳ một ngân hàng hay đơn vị trung gian thanh toán nào. Nhà trường tạo mọi điều kiện để phụ huynh học sinh, người học có nhiều sự lựa chọn và thuận tiện trong thanh toán học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục khác.

Đặc biệt, Sở GD-ĐT lưu ý các trường lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán có mức phí thấp nhất hoặc không thu phí để giới thiệu đến phụ huynh học sinh, người học. Thực hiện công khai bằng nhiều hình thức về mức phí sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đồng thời hướng dẫn cách thức thực hiện trên bảng hướng dẫn của nhà trường, phiếu thông báo các khoản thu hàng tháng… Từ đó phụ huynh học sinh, người học có thể lựa chọn theo nhu cầu. Bên cạnh đó, cung cấp đầy đủ thông tin các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán đang tham gia triển khai tốt dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để phụ huynh học sinh, người học an tâm khi sử dụng.

Ngoài ra, Sở GD-ĐT yêu cầu phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức, các quận, huyện, thực hiện triển khai, quán triệt và chỉ đạo các trường học thực hiện nghiêm túc các văn bản về thu chi đầu năm học. Thành lập các đoàn kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục thuộc các quận huyện và các đơn vị trực thuộc, kịp thời chấn chỉnh tình trạng thu các khoản thu không đúng quy định.

Theo Bích Thanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.