Tội ác trong một mái ấm: Những trận đòn chí mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Không chỉ nhóm trẻ sơ sinh, hàng loạt trẻ em khác (độ tuổi từ 1 - 4 tuổi) ở Mái ấm Hoa Hồng (L52 Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM) cũng bị các bảo mẫu hành hạ không thương tiếc.

Cụ thể, 2 nhóm trẻ khác cũng bị bảo mẫu Tuyền (47 tuổi), Cẩm, Loan, Huyền và Ba bạo hành, đó là trẻ em từ 1 - 2 tuổi và trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Bóp mũi, nhét thuốc vào miệng đến chảy máu

Khoảng 22 giờ ngày 24.7, bảo mẫu Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) cho bé trai (khoảng 2 tuổi) uống thuốc nhưng bé không chịu uống. Lúc này, bảo mẫu Loan tiến lại chửi: "M... mày uống thuốc cũng khóc", rồi dùng 2 tay bóp mũi và miệng bé; còn bà Cẩm kẹp chặt chân tay bé, rồi đè đổ thuốc. Bị nhét thuốc trong lúc đang khóc làm em bé bị sặc, cơ thể giãy giụa.

Sau trận bạo hành lúc nửa đêm ở nhà vệ sinh, bảo mẫu Cẩm chỉ đũa vào mặt, ép bé trai nín khóc

Sau trận bạo hành lúc nửa đêm ở nhà vệ sinh, bảo mẫu Cẩm chỉ đũa vào mặt, ép bé trai nín khóc

Bà Cẩm dùng cán cây lau nhà đánh vào đầu đứa trẻ

Bà Cẩm dùng cán cây lau nhà đánh vào đầu đứa trẻ

Bà Cẩm tát tới tấp vào mặt bé trai khoảng 1 tuổi

Bà Cẩm tát tới tấp vào mặt bé trai khoảng 1 tuổi

Khuya 25.7, trong lúc dùng thuốc nhỏ mắt cho một bé trai (khoảng 1 tuổi), bảo mẫu Cẩm bất ngờ tát tới tấp vào mặt khiến em bé khóc lớn, mặt sưng đỏ.

Khuya hôm sau, khi cho 1 bé trai (hơn 1 tuổi) uống thuốc, bảo mẫu này đặt bé nằm ngửa rồi ngồi lên người, 2 chân bà kẹp chặt 2 tay, không cho đứa trẻ giãy giụa, rồi bóp mũi để bé há miệng để bà nhét ly thuốc vào miệng bé. Thấy đứa bé liên tục ho sặc sụa, cố giãy để thoát ra, bảo mẫu càng mạnh tay, đè chặt ly nhựa vào miệng bé khoảng 1 phút khiến em bé đau đớn, chảy nhiều máu miệng. Đáng sợ hơn, bà còn đắc ý: "Ha ha, tao chưa thấy ai uống thuốc mà chảy máu răng như mày".

Gần 23 giờ khuya 27.7, lúc cho bé trai (1,5 tuổi) uống thuốc, bà Cẩm cũng bóp miệng, tát vào mặt, đùi khiến bé khóc ngằn ngặt. Vừa đánh, bảo mẫu vừa chửi: "Mày đạp, tao cho mày đạp". Bảo mẫu Loan chứng kiến và nói: "Nó đang khóc, nhét thuốc vô nó sặc ói là đúng rồi".

Bà Cẩm nhẫn tâm đánh đập bé gái hơn 1 tuổi

Bà Cẩm nhẫn tâm đánh đập bé gái hơn 1 tuổi

Thời điểm sáng sớm là lúc các bé bị hành hạ nhiều nhất

Thời điểm sáng sớm là lúc các bé bị hành hạ nhiều nhất

Bé trai bị bà Cẩm nắm tóc, nhét kẹo

Bé trai bị bà Cẩm nắm tóc, nhét kẹo

Tối 23.8, lợi dụng căn phòng tắt đèn tối om, không ngại người lạ như chúng tôi, bà Cẩm thẳng tay tát vào giữa mặt và nhiều vùng trên cơ thể của một bé trai khiến em khóc điếng. Trong đêm đó, chúng tôi ghi nhận cảnh nhiều trẻ em là nạn nhân tương tự.

Sáng sớm hôm sau (24.8), bà Cẩm lại dồn một bé trai vào góc tường, đánh tới tấp và chửi: "Mày hả, mày hả, mày hả…", rồi bà nắm tóc, đè đầu bé trai xuống đất để nhét đồ ăn. Ít phút sau, bà Cẩm rút ống nhựa trong cây lau nhà ra, thẳng tay đánh một bé trai khác.

Sống trong nước mắt

Nhiều ngày tiếp xúc, dần quen với sự có mặt của chúng tôi, bảo mẫu Cẩm bắt đầu lơ là cảnh giác, thẳng tay bạo hành trẻ. Thậm chí, bà còn dạy chúng tôi cách bạo hành trẻ: "Em phải đánh mạnh vào, cho tụi nó cái chát thì nó mới sợ", dứt câu bà tát tới tấp vào mông, đùi, vai của bé trai đang nằm cạnh bà. Vừa đánh, bà vừa chửi: "Đ… mày, vậy mày mới chịu".

Bà Cẩm và bà Loan bóp mũi, bóp miệng nhét thuốc bé trai

Bà Cẩm và bà Loan bóp mũi, bóp miệng nhét thuốc bé trai

Bà Cẩm dùng bình sữa vụt với tấp vào vai, ngực, chân, tay nhóm trẻ

Bà Cẩm dùng bình sữa vụt với tấp vào vai, ngực, chân, tay nhóm trẻ

Bé trai 1 tuổi bị bà Cẩm dùng đũa đánh khoảng 30 cái vào lòng bàn chân

Bé trai 1 tuổi bị bà Cẩm dùng đũa đánh khoảng 30 cái vào lòng bàn chân

Lúc 0 giờ 18 ngày 25.8, một số bé thức giấc, nằm lăn lộn không chịu ngủ, bà Cẩm "mở chiến dịch bạo hành" ngay trong đêm khiến hàng loạt trẻ khóc điếng, nước mắt giàn giụa. 10 phút sau, căn phòng tối om phát lên tiếng khóc thất thanh của bé trai, cùng tiếng chan chát phát ra từ phía nhà vệ sinh. Tiếp cận nhà vệ sinh, chúng tôi bàng hoàng khi chứng kiến cảnh bà Cẩm đang bạo hành kinh hoàng nạn nhân bằng một chiếc đũa dài làm bằng gỗ. Tại đây, bà Cẩm đặt bé trai nằm dưới sàn nhà vệ sinh, rồi dùng chiếc đũa đánh gần 30 cái vào 2 lòng bàn chân em.

Hằng ngày, trong lúc thay tã, các em bé đều bị bà Cẩm đánh và dường như lâu ngày hành động này trở thành thói quen của bà.

Sáng sớm 25.8, bà Cẩm đang thay tã cho bé gái thì một bé trai nằm lăn lóc. Bất ngờ, bà này tát mạnh vào đùi bé gái dù em bé rất ngoan và nói: "Mày nằm im đây, tao tới quất thằng này cái". Vừa dứt câu, bà Cẩm lao đến, đánh tới tấp vào lưng bé trai, rồi xách 1 tay bé đi... tiếp tục đánh vào mông, đùi.

Khi căn phòng tắt đèn tối om, bà Cẩm thẳng tay bạo hành trẻ

Khi căn phòng tắt đèn tối om, bà Cẩm thẳng tay bạo hành trẻ

Bóp mũi, nhét thuốc làm bé trai chảy máu miệng

Bóp mũi, nhét thuốc làm bé trai chảy máu miệng

7 phút sau, bà Cẩm bất ngờ tát mạnh vào mặt một bé trai ngồi đối diện làm em bật ngửa và nói: "Nãy tao thay tã cho mày thì mày chạy, giờ tao không thay, sao mày không giỏi chạy đi", rồi quay sang bà đánh vào lưng một bé trai khác, kéo một chân làm đầu em đập xuống đất phát ra tiếng va chạm mạnh rồi bà chửi: "Mày nhỏ mà mày láu cá nè".

Khoảng 6 giờ ngày 25.8, một nhóm trẻ đang ngồi chơi, không quậy phá nhưng bất ngờ bị bà Cẩm thẳng tay dùng bình sữa vụt tới tấp vào vai, ngực, tay, chân khiến các bé khóc điếng, bỏ chạy.

Tiếp đó, bà Cẩm nắm chân một bé gái kéo trên sàn nhà rồi tát tới tấp. Bà tiếp tục nắm chân, ném lật bé lại làm đầu bé đập mạnh xuống sàn nhà. 6 giờ 50 cùng ngày, bà Cẩm đang thay đồ cho các bé thì bé T. (gần 2 tuổi) ngồi phía sau, chân nghịch quần áo. Bà Cẩm quay lưng lại chửi: "M... mày", rồi nhéo, đánh và ngồi luôn lên chân bé khiến em bé khóc lớn. Bà Cẩm quát tháo: "M... thằng này lì", rồi dắt tay bé trai tới trước cửa nhà vệ sinh, xô ngã nằm xuống sàn. Bà lấy ra chiếc đũa gỗ, đánh liên tiếp 40 cái vào 2 lòng bàn chân em bé làm đứa bé la khóc dữ dội...

Bà Cẩm dùng bịch khăn ướt (có vỏ nhựa cứng) đập vào đầu, lưng đứa bé

Bà Cẩm dùng bịch khăn ướt (có vỏ nhựa cứng) đập vào đầu, lưng đứa bé

Bà Cẩm kéo chân, đánh đập trẻ tàn nhẫn

Bà Cẩm kéo chân, đánh đập trẻ tàn nhẫn

Sáng 25.8, chúng tôi ghi nhận hành vi bạo hành trẻ em của bà Cẩm kéo dài suốt 1 giờ đồng hồ. Có nhiều bé sợ bà Cẩm đến độ chỉ cần thấy bà lại gần, bé liền tự nằm co lại, 2 tay ôm đầu. Một số trẻ khác học theo hành vi bạo hành của bà Cẩm, hễ có bạn bị bảo mẫu đè ra sàn là các em vây lại, đá, đánh, có bé còn chửi tục. Thấy các bé làm theo hành động của bà Cẩm, chúng tôi đến ngăn cản thì bà nói: "Đứa nào càng khóc thì càng bị mấy đứa nhỏ đánh theo".

Sáng 26.8, bà Cẩm còn dùng cán cây lau nhà đập thẳng vào đầu bé gái khiến em bé ngã quỵ, khóc thét. Còn bà Loan thì tát thẳng vào mặt một bé trai khác khi bé nghịch túi rác.

Tại phòng trẻ từ 2 tuổi trở lên, PV cũng ghi nhận bảo mẫu Huyền bạo hành các bé bằng cán chổi, lược chải tóc; còn bảo mẫu Ba thường kéo 1 tay các bé, chửi, hăm dọa. Những trận đòn này khiến các bé sợ hãi, khóc nghẹn, tay bóp chặt miệng… (còn tiếp).

Theo Trần Duy Khánh - Uyển Nhi (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.