Tọa đàm khoa học “Xuất khẩu nông sản Gia Lai, để tiềm năng thành lợi thế”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 17-10, tại TP. Pleiku, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai tổ chức tọa đàm “Xuất khẩu nông sản Gia Lai, để tiềm năng thành lợi thế”.

Chủ trì tọa đàm có các đồng chí: Phan Xuân Thủy-Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; Nguyễn Công Dũng-Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tọa đàm có sự tham dự của đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương. Về phía tỉnh Gia Lai có đại diện: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức doanh nghiệp, một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn. Về phía Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có đại diện Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên cơ quan đại diện khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam; cán bộ, nhân viên Văn phòng-Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tọa đàm còn có sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học.

quang-canh-toa-dam-khoa-hoc-xuat-khau-nong-san-gia-lai-de-tiem-nang-thanh-loi-the-9045.jpg
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: V.T

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, đồng chí Nguyễn Công Dũng-Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, Gia Lai là tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn đứng thứ 2 cả nước. Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Gia Lai có thể nói chính là điều kiện khách quan thuận lợi và là nguồn lực quan trọng trong phát triển sản xuất, lưu thông nông sản hàng hóa; là điểm đến và là cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư liên kết phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản. Phát huy lợi thế hiện có, ngành Nông nghiệp Gia Lai xác định việc xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn cho các loại cây trồng chủ lực, hình thành các vùng sản xuất có tính chất công nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn hàng chất lượng phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, riêng nhóm hàng nông sản chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh với nhiều mặt hàng nông sản đã có mặt ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Tuy đạt được những kết quả khả quan, nhưng trên thực tế chưa như kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

toa-dam-khoa-hoc-xuat-khau-nong-san-gia-lai-de-tiem-nang-thanh-loi-the-7479.jpg
Tọa đàm “Xuất khẩu nông sản Gia Lai, để tiềm năng thành lợi thế”. Ảnh: V.T

Vì vậy, chương trình tọa đàm “Xuất khẩu nông sản Gia Lai, để tiềm năng thành lợi thế” là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn từ những đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh đối với phát triển những loại cây trồng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, mang lại giá trị kinh tế lớn. Đánh giá thế mạnh trong phát triển nông nghiệp theo từng vùng, từng địa phương và việc phát huy thế mạnh đó như thế nào; so sánh thế mạnh của nông sản Gia Lai với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và trong sự phát triển chung của cả nước. Cùng với đó, tại tọa đàm các đại biểu cũng trao đổi xung quanh các vấn đề trong hoạt động thu hút đầu tư lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; việc đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển mạng lưới logistic; hoạt động liên kết để khai thác tiềm năng, tăng thêm nguồn lực, tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản phát triển.

Tại tọa đàm, các đại biểu cũng chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu nông sản; đồng thời thẳng thắn kiến nghị những giải pháp phù hợp, hiệu quả, khả thi nhằm biến tiềm năng thành lợi thế, tạo ra những đột phá trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.