Tổ hợp hóa dầu 5,4 tỉ đô la Mỹ tái khởi động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khoảng 10 năm trì hoãn, ngày 24-2, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đã khởi công dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam (LSP) có tổng vốn đầu tư khoảng 5,4 tỉ đô la Mỹ, tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nghi thức khởi công dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam
Nghi thức khởi công dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam
Dự án dự kiến được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2023. Đây là tổ hợp hóa dầu được tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam với công suất sản phẩm olefin lên tới 1,6 triệu tấn/năm. Dự án cũng được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hóa dầu, bao gồm polyetylen, polypropylen... những nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa với công suất hơn 2 triệu tấn/năm, thay thế các sản phẩm polyolefins hiện đang phải nhập khẩu.
Đây là sự kiện đánh dấu sự tái khởi động của dự án sau khoảng 10 năm trì hoãn. Vào năm 2008, Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam đã từng được khởi công để có thể có sản phẩm vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, do một số khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng và thay đổi đối tác, dự án bị ngưng thực hiện cho đến nay.
Mặc dù vậy, lãnh đạo SCG luôn đánh giá đây là dự án rất lớn tại Việt Nam mà SCG đã theo đuổi nhiều năm qua và cam kết sẽ tham gia vào dự án. Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm CEO của SCG tin rằng dự án sẽ khuyến khích đầu tư dài hạn vào những ngành công nghiệp có liên quan trong chuỗi giá trị cũng như nâng cao tiêu chuẩn cạnh tranh của sản phẩm, nhờ vậy giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu.
Cuối năm 2013, SCG nắm giữ hơn 28% cổ phần của dự án, phần còn lại thuộc về các đối tác gồm Tập đoàn Qatar Petroleum, Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam-PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Tuy nhiên, hiện nay dự án này chỉ còn SCG nắm giữ 71% và PVN là 29%. Mới đây, SCG đã gửi thư đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mua lại toàn bộ phần vốn góp của PVN tại dự án này.
SCG là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam với nhiều dự án khác nhau. Hiện SCG có 23 công ty đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực xi măng, vật liệu xây dựng, hóa chất và bao bì.
Hùng Lê (Saigon Times)

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Hội

(BĐ) - Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng đối với chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Hòa Hội, tại thông báo ý kiến kết luận sau buổi họp nghe báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Hội.
null