Tìm lối về qua những trang sách hướng thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với những người lầm lỗi đang thi hành án trong các trại giam thì đọc sách không chỉ là hoạt động thư giãn, giải trí mà còn giúp họ có thêm cơ hội tiếp cận, tìm hiểu về các chế độ, chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, qua đó có thêm động lực, hướng phấn đấu cải tạo.
Sách còn là cánh cửa mở lối tương lai, định hướng nghề nghiệp cho họ ngay khi mãn hạn tù, trở về tái hòa nhập cộng đồng để không giẫm lên vết xe đổ của quá khứ.
Đến làm việc tại Trại giam Ngọc Lý (đóng chân trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), điều làm tôi bất ngờ đó là có một tủ sách ngay ngắn trong phòng giam. Thông thường, ở các trại giam, sách sẽ để ở thư viện, vào ngày nghỉ, lễ, tết, các phạm nhân có nhu cầu sẽ đến thư viện để đọc hoặc mượn.
 
Các phạm nhân đọc sách tại thư viện.
Các phạm nhân đọc sách tại thư viện.
Điều bất ngờ hơn nữa, đó là trong tủ sách ở đây có rất nhiều sách chính luận về Tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội… và có những đầu sách rất mới, vừa được xuất bản. Thấy tôi ngạc nhiên, Đại tá Lã Văn Mỹ, Giám thị Trại giam Ngọc Lý cho biết, việc thiết kế các tủ sách ngay trong phòng giam giúp các phạm nhân dễ dàng tiếp cận, tìm đọc và cũng để khơi dậy thói quen đọc sách trong họ.
Sắp xếp lại giá sách gọn gàng, phạm nhân Nguyễn Thị Hồng (ở phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP Hà Nội) tỉ mỉ vuốt lại từng mép cuốn sách cho phẳng phiu. Những cuốn sách đối với phạm nhân này không chỉ là con chữ mà còn là chỗ dựa tinh thần để chị vượt qua những khó khăn, vượt qua nỗi buồn trong những tháng ngày thi hành án ở Trại giam. Thấy chị đọc cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và những cuốn sách lý luận chính trị, triết học của Mác-Lênin, tôi rất ngạc nhiên. Phạm nhân Hồng cho biết, trước đây công tác ở cơ quan nhà nước, từng có đề tài khoa học cấp Nhà nước, được mọi người đánh giá cao. Lúc đi làm cũng được tiếp xúc nhiều với các loại sách kinh điển, sách về khoa học và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng do cuộc sống phải lo toan nhiều nên không thật sự chú ý để thấy được hết cái hay, tinh tuý trong sách.
Được biết, phạm nhân Nguyễn Thị Hồng vốn là Tổng giám đốc một công ty khoáng sản làm ăn khá phát đạt. Trong một thương vụ góp vốn hợp tác, thực hiện hợp đồng xuất khẩu đồng kim loại sang Liên bang Nga, Nguyễn Thị Hồng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị tuyên án 7 năm tù giam. Đang là Tổng Giám đốc một công ty lớn, nên khi vào trại giam, Hồng bị sốc nặng. Đặc biệt, hai đứa con gái đang tuổi ăn, tuổi lớn, trong đó, đứa bé bị trầm cảm càng khiến phạm nhân này lo lắng, buồn nản hơn.
Biết tình cảnh phạm nhân Hồng như vậy, các cán bộ quản giáo đã động viên, giúp đỡ Hồng sớm ổn định tâm lý để yên tâm cải tạo. Đặc biệt, từ khi Trại được nhận chương trình tài trợ sách cho các trại giam, thì số đầu sách được tăng lên đáng kể, Trại đã thiết kế các tủ sách trong các phòng giam để phục vụ phạm nhân. Vốn là người hiểu biết, quý trọng sách nên Nguyễn Thị Hồng được các cán bộ tin tưởng, giao cho chìa khoá để quản lý tủ sách. Nhờ đó, chị Hồng và các phạm nhân khác được tiếp cận với nhiều loại sách khác nhau. Có thời gian nghiền ngẫm những cuốn về Tư tưởng Hồ Chí Minh, chị Hồng mới thấm hiểu được hết tư tưởng cũng như cuộc đời của Người, để thấy trân trọng cuộc sống hơn, thấy mình có nghị lực hơn để phấn đấu, cải tạo thành người có ích.
Đại tá Lã Văn Mỹ cho biết thêm, việc hình thành thói quen đọc sách cho phạm nhân sẽ góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là hỗ trợ công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân. Với những người lầm lỗi thì đọc sách không chỉ là công việc giải trí mà còn giúp họ hiểu thêm về các chế độ, chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, qua đó có thêm động lực, hướng phấn đấu cải tạo.
Ở Trại giam Gia Trung, đóng tại tỉnh Gia Lai – mặc dù là địa bàn miền núi, trình độ các phạm nhân không cao, nhiều người vào Trại mới được học chữ nhưng thư viện cũng là nơi để họ hiểu thêm cuộc sống, có ý chí mạnh mẽ hơn để làm lại cuộc đời.
Như phạm nhân Nguyễn Tiến Mạnh phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý, hoàn cảnh bố mẹ mất sớm, nhiều lần vào tù ra tội nên bị người thân bỏ rơi. Đối với Mạnh, việc đọc sách không chỉ để tìm hiểu kiến thức mà còn để quên đi hoàn cảnh không có người thân thăm nuôi, để tránh các va chạm với các phạm nhân khác. Mạnh cho biết: “Tôi chịu án 20 năm. Từ khi đọc cuốn sách đầu tiên là “Hồi sinh trong tuyệt vọng”, tôi mới thấu hiểu, biết được nhiều người từng phạm tội nặng nhưng sau khi ra tù vẫn quyết tâm làm lại cuộc đời, góp sức xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó, bất cứ lúc nào rỗi, tôi cũng mượn sách để đọc. Mặc dù đọc chậm nhưng nếu cố gắng, 1 tuần tôi cũng đọc hết 1 cuốn sách dày. Tôi thường đọc sách viết về những người đã hoàn lương… do Bộ Công an phát hành, các loại sách về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cây cối. Hi vọng, sau khi về nhà, tôi có đủ kiến thức để cải tạo rẫy của cha mẹ để lại, tự kiếm sống” – phạm nhân Mạnh cho biết. 
Cũng từ niềm yêu thích đọc sách nên Mạnh được cán bộ phân trại phân công nhiệm vụ trông coi và quản lý việc mượn, trả sách của phạm nhân. Trung bình mỗi ngày có khoảng 20 lượt phạm nhân đến mượn sách. Phạm nhân Mạnh còn tự mình bọc lại bìa, đóng gáy những cuốn sách bị hỏng. Anh chủ động chọn các cuốn sách mới, giới thiệu nội dung qua loa phát thanh của phân trại để các phạm nhân khác cùng biết và tìm đọc. Nhờ đó mà tinh thần đọc sách trong phân trại ngày càng được lan tỏa.
Những năm gần đây, thông qua Chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công an về tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao cho phạm nhân trong các trại giam ở trung ương và địa phương được các cấp quan tâm triển khai, trong đó việc phục vụ sách báo đối với phạm nhân được Thư viện các tỉnh tổ chức thường xuyên, định kỳ hằng năm. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp cũng quan tâm tặng sách cho các trại giam nên số lượng đầu sách không ngừng tăng lên. Được biết, xây dựng thói quen đọc sách cho phạm nhân là thực hiện chính sách, pháp luật về quyền con người đối với phạm nhân, quyền được học tập, giải trí, hưởng thụ văn hóa đã giúp phạm nhân tiếp cận với tri thức nhân loại thông qua những trang sách. Và cũng từ sách, họ biết thêm kiến thức pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về nghĩa vụ, quyền lợi mà mình được thụ hưởng để từ đó có thêm động lực, chí hướng phấn đấu, học tập, rèn luyện mở lối tương lai, định hướng nghề nghiệp, để đến khi mãn hạn tù trở về tái hòa nhập cộng đồng, họ có được hành trang kiến thức về cuộc sống, nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội để sống hướng thiện.
Bên cạnh việc hướng dẫn, vận động phạm nhân đọc sách, các trại giam còn tổ chức các cuộc thi “Viết cảm nhận về sách”, thi tìm hiểu kiến thức; thông qua các cuộc thi bằng hình thức diễn thuyết hay sân khấu hoá, kiến thức từ sách đã đến được với phạm nhân, và đó cũng là cách truyền đạt, thu hút ngày càng nhiều phạm nhân sử dụng thời gian nghỉ để đọc sách, tiếp cận với tri thức nhân loại.
Hiện, các trại giam đều có hàng nghìn tới hàng chục nghìn đầu sách khác nhau để phục vụ các phạm nhân. Điển hình như ở Trại giam Thủ Đức có hơn 25.000 đầu sách, Trại giam Huy Khiêm hơn 2.000  đầu sách. Để tăng cường nguồn sách thêm phong phú, đầu năm 2022, Thư viện tỉnh Bình Thuận đã luân chuyển 4.400 bản sách các loại cho Trại giam Thủ Đức và 1.000 bản sách cho Trại giam Huy Khiêm…
 Công tác phối hợp phục vụ đọc sách cho phạm nhân giữa Thư viện tỉnh và các trại giam, ngoài yếu tố về chuyên môn hay thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước còn có yếu tố rất quan trọng là tính nhân văn - tôn trọng và yêu thương con người. Vì vậy, ngoài các thể loại sách phổ thông về khoa học, lịch sử, văn học, thì những cuốn sách về tâm lý học, sách về đạo đức, lối sống... được các phạm nhân đón nhận nhiệt tình bởi kiến thức từ sách đã giúp họ mở cánh cửa cuộc đời, giúp họ có thêm tri thức, kỹ năng để phấn đấu vượt qua lỗi lầm, trở thành người có ích cho xã hội.
Bên cạnh việc hướng dẫn, vận động phạm nhân đọc sách, các trại giam còn tổ chức các cuộc thi “Viết cảm nhận về sách”, thi tìm hiểu kiến thức; thông qua các cuộc thi bằng hình thức diễn thuyết hay sân khấu hoá, kiến thức từ sách đã đến được với phạm nhân, và đó cũng là cách truyền đạt, thu hút ngày càng nhiều phạm nhân sử dụng thời gian nghỉ để đọc sách, tiếp cận với tri thức nhân loại.
Theo Phương Thuỷ (cand.com.vn)
 

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.