Thủ tướng yêu cầu bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng DTTS và miền núi.

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên quan tâm chỉ đạo, ban hành các cơ chế, chính sách, Chương trình, Đề án nhằm tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, nhất là cho trẻ em, học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Ảnh: Phương Vi

Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Ảnh: Phương Vi

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở một số nơi còn chưa được tốt, ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, học tập của trẻ em mầm non, học sinh. Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18-7-2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8-9-2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 2-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030.

Yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát việc tổ chức, thực hiện các bữa ăn cho trẻ em mầm non, học sinh bán trú, nội trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân nếu có vi phạm.

Cạnh đó, tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra việc thực hiện chính sách về giáo dục dân tộc, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn trường học, phòng-chống tai nạn thương tích, phòng-chống cháy nổ trong các cơ sở giáo dục.

Bộ này chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang-thiết bị giáo dục và quy định về đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tích cực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện.

Yêu cầu Ủy ban Dân tộc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021-2030 cho giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu "100% số trường, lớp học ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố".

Giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá, huy động các nguồn lực để bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh môi trường và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh tại trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ, chính sách ở các cấp quản lý.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.