Thủ tướng: Nghị quyết 128 đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 12/11, Quốc hội bước sang buổi làm việc cuối cùng thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

 

 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ttrả lời chất vấn. (Ảnh: TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ttrả lời chất vấn. (Ảnh: TTXVN)


Ngày 12/11, Quốc hội bước sang buổi làm việc cuối cùng thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2. Các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Sau nội dung này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Chủ động xây dựng giải pháp phục hồi kinh tế

Thông tin về 7 cách tiếp cận cũng như những quan điểm, nguyên tắc xây dựng giải pháp phục hồi kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ tiếp cận theo diễn biến của tình hình dịch bệnh, tiến độ tiêm vaccine và khả năng cung ứng thuốc điều trị khi chuyển sang trạng thái bình thường mới, đó là thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả. Từ đó, chủ động xây dựng các phương án.

Thứ hai, xây dựng theo hướng mở để có thể điều chỉnh một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của các đối tượng cần hỗ trợ trong từng thời gian cụ thể.

Thứ ba là phải vừa hỗ trợ để phục hồi nhanh trong ngắn hạn, vừa kết hợp lồng ghép với các chiến lược và các kế hoạch 5 năm trong dài hạn.

Thứ tư, các chính sách phải bảo đảm các mục tiêu cao nhất là phải ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế như an toàn tài chính quốc gia, hoạt động ổn định của các tổ chức tín dụng, các chỉ tiêu về nợ công, bội chi, lạm phát…

Thứ năm, các chính sách này phải hướng tới tác động cả về phía cung và phía cầu, cả về kinh tế lẫn an sinh xã hội, lao động, việc làm và phải có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ sáu là phải phù hợp với khả năng huy động và trả nợ.

Nhóm giải pháp cuối cùng được Bộ trưởng đề cập là phải có một nhóm nhiệm vụ, giải pháp để kiểm soát, giám sát chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả và phải đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chương trình.

Tham gia phát biểu làm rõ nội dung liên quan có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Đối với vấn đề nợ công, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, nếu tính GDP cũ, năm 2021 có mức nợ công 56,8%, vượt ngưỡng cảnh báo 55%, đây là vấn đề cần cân nhắc. Bên cạnh đó, dư nợ Chính phủ 51,5% nếu tính theo GDP cũ, 40,5% theo GDP đánh giá lại; nợ công 3,75 triệu tỷ đồng, nợ Chính phủ 3,397 triệu tỷ đồng.

Bộ trưởng khẳng định ủng hộ các gói kích cầu để phát triển kinh tế, tuy nhiên cho rằng các gói này phải có hiệu quả để tăng thu ngân sách, giữ được bội chi ngân sách.

Tăng bội chi ngân sách năm 2022, 2023 nhưng sẽ giảm bội chi ngân sách các năm tiếp theo và làm nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, giữ được sức mạnh kinh tế của đất nước.

Về 3 dự án thành phần của Dự án Đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông được đầu tư theo hình thức đối tác công tư đang gặp rất nhiều khó khăn, báo cáo với Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ đã làm việc tích cực với các nhà đầu tư; tháng 5/2021 và tháng 7/2021 đã ký hợp đồng với 3 nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Theo quy định, các nhà đầu tư được thu xếp vốn trong vòng 6 tháng nhưng đến thời điểm này, thời gian không còn nhiều trong khi tình hình thu xếp vốn gặp nhiều khó khăn.

Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành tổ chức một số buổi làm việc để tháo gỡ khó khăn về tín dụng. Các nhà đầu tư đã đề xuất các giải pháp, có thể sẽ huy động thêm nguồn lực của nhà đầu tư khác hoặc các loại hình khác.

Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Ngay từ đầu năm 2020, trong tổ chức điều hành về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 3 lần lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 1,5 đến 2% và đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực.

 Ngoài điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo và kêu gọi các tổ chức tín dụng thực hiện giảm các mức lãi suất đối với các khoản cho vay cũ và cho vay mới. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1,66% so với trước dịch.

Từ khi có dịch đến nay, các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất với tổng mức khoảng 30.000 tỷ đồng và tiếp tục thực hiện giảm đến cuối năm. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng đã thực hiện giảm phí với mức giảm hơn 2.000 tỷ đồng cho các khách hàng. Việc giảm lãi suất đã giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp và người dân.

Thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh

Cuối phiên chất vấn, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về giải pháp phát triển hạ tầng, chính sách hỗ trợ người dân, người lao động trong thời gian tới; giải pháp để đạt các chỉ tiêu kinh tế, xây dựng Chính phủ đổi mới liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả vì nhân dân phục vụ; chương trình hành động ứng phó với dịch COVID-19; chính sách phát triển cơ chế điều phối vùng và liên vùng đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; bài học kinh nghiệm định hướng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước; chiến lược ngoại giao vắc xin của Thủ tướng; thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong và sau đại dịch COVID-19; chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo vùng cao; giải pháp về mở cửa hội nhập trong thời gian tới...


 

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn các vị đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn các vị đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)



Nói về Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, sau hơn 1 tháng triển khai, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp, kịp thời và đang được các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tích cực triển khai thực hiện.

Cả nước đã đẩy mạnh nhập khẩu và thực hiện chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch lớn nhất từ trước tới nay; có lộ trình từng bước tiêm vaccine cho trẻ em; đồng thời tích cực chuyển giao công nghệ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

Tích cực thiết lập hệ thống trạm y tế lưu động, bệnh viện hồi sức, chăm sóc, điều trị; số ca tử vong tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Tuy còn có nhiều ổ dịch xuất hiện, nhưng trạng thái bình thường mới dần được thiết lập ở tất cả các địa phương trên cả nước, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội, thực hiện kiểm soát rủi ro.

Thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh; cùng với việc khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Chuyển đổi tư duy, phương pháp, biện pháp, tổ chức thực hiện từ quản lý không COVID-19 (Zero COVID) sang quản lý rủi ro, giảm thiểu tử vong; Tập trung thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch được đúc rút trong thời gian vừa qua; Tập trung bố trí nguồn lực và có kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở từ nay đến hết năm 2022; Rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho phòng, chống dịch, thúc đẩy xã hội hóa, kết hợp công tư; Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và có chính sách đặc thù phù hợp cho cán bộ, nhân viên y tế và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; Tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, chủ thể của người dân, doanh nghiệp trong chủ động tổ chức phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh, bảo đảm giao thông vận tải, lưu thông hàng hóa, không để xảy ra ách tắc cục bộ; Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần tạo đồng thuận, củng cố niềm tin cho Nhân dân trong phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.

Nói rõ về công tác bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng cho biết, thời gian tới Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương khắc phục bằng được những hạn chế, bất cập; tiếp tục rà soát, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thiết thực cho người dân gặp khó khăn, đặc biệt là các cháu bị mồ côi do dịch COVID-19; củng cố hệ thống an sinh xã hội dựa trên 3 trụ cột chính là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hiện hành; đồng thời rà soát, hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp cho những nhóm đối tượng khó khăn nhất. Chú trọng thực hiện các chính sách người có công, trợ giúp xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu quốc gia, giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động… Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, nhất là người dân bị tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Chính phủ đang nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp, linh hoạt các chính sách tiền tệ, tài khóa dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, nợ công được kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Việc tổ chức chất vấn có những đổi mới so với trước đây nhưng các đại biểu Quốc hội đã thể hiện nắm chắc thực tiễn với tinh thần xây dựng cao, tiến hành chất vấn bằng các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, bám sát nhóm vấn đề, đặc biệt là tăng cường tranh luận để làm rõ thêm vấn đề, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, yêu cầu làm rõ trách nhiệm cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục. Qua đó cũng là những gợi ý, bổ sung giải pháp để Chính phủ, các bộ, ngành có các quyết sách phù hợp hơn trong quản lý, điều hành, đáp ứng niềm tin, sự mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành với ý thức trách nhiệm cao đã trả lời nghiêm túc, không né tránh những vấn đề khó, phức tạp, giải trình, làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu; đồng thời nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại, hạn chế của mình, của ngành mình, lĩnh vực mình; đưa ra các cam kết khắc phục để tạo sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

*Thông qua 3 Nghị quyết, 2 Luật

Trong phiên làm việc chiều, sau khi họp riêng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 với 460/465 đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành.

Nghị quyết gồm 5 Điều, trong đó đề ra 7 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025. Theo đó, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5-7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao đông trung bình cả nước; nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP. Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 được thông qua với 472/472 đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành. Nghị quyết gồm 4 điều, trong đó đề ra 15 chỉ tiêu phát triển chủ yếu, gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 đô la Mỹ (USD); Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,5-25,8%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 27,5%.

Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến với 468/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Quốc hội quyết nghị cho phép Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp nêu trong Nghị quyết, gồm: Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự; Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự đã được Quốc hội thông qua với 466/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật gồm 2 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2021.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê với 462/473 đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành. Luật gồm 2 điều, đi kèm với Phụ lục danh mục Chỉ tiêu thống kê quốc gia, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.

Theo Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chiều tối 22/12, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, thăm hỏi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, bà con cộng đồng người Việt đang làm ăn và sinh sống tại Indonesia. Chủ tịch nước mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, trở thành cộng đồng lớn mạnh, đóng góp phát triển nước sở tại và hướng về xây dựng quê hương, đất nước.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

(GLO)- Sáng 19-12, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị lần thứ 12 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 và giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

(GLO)- Hàng năm, Huyện ủy Mang Yang đều ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Qua đó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh từ cơ sở, phát huy tốt trách nhiệm của người dân trong việc tham gia ý kiến xây dựng hệ thống chính trị, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống người dân, tạo lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

(GLO)- Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2022 do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức trong 3 ngày (14 đến 16-12) tại TP. Đà Lạt đã thành công tốt đẹp. Hội thi đã trở thành ngày hội của những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là của đội ngũ giảng viên Trung tâm Chính trị huyện các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.