Thủ tướng: Lợi ích của từng tôn giáo gắn liền với lợi ích quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên tắc chung là phải nhìn nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên tinh thần thượng tôn pháp luật và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh chung với các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh chung với các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Sáng 9/8, tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự cuộc gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đây là lần thứ hai trong vòng gần ba năm qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi gặp gỡ, làm việc với các chức sắc tôn giáo cả nước.
Cuộc gặp lần thứ nhất diễn ra vào tháng 12/2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng dự buổi gặp mặt có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Tham dự còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn và lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương.
Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Phát biểu mở đầu cuộc gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Tôn giáo Chính phủ đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tổ chức chu đáo buổi gặp mặt với sự tham dự của 126 vị chức sắc, chức việc tiêu biểu của 43 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng mỗi tôn giáo ở nước ta tuy có lịch sử hình thành và đặc điểm khác nhau, nhưng đều tồn tại trong lòng dân tộc. Lợi ích của từng tôn giáo cũng gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Chính vì vậy, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là những chủ trương cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo.
Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, đến tháng 8/2019 Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo với khoảng 26 triệu tín đồ; gần 56 nghìn chức sắc, 145.721 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự tôn giáo; khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Các tôn giáo tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt là cùng chung tay với Nhà nước chăm lo cho người có công với nước, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều hoạt động đối ngoại tôn giáo đã góp phần giới thiệu đất nước, con người, lịch sử văn hóa của Việt Nam đến bạn bè thế giới, khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo quyền dự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong số đó phải kể đến các sự kiện như Giáo hội Tin lành tổ chức thành công lễ kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành (tháng 12/2017); Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật Đản Liên Hợp quốc – Vesak 2019 (tháng 5/2019); Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức Tổng hội Dòng Đa minh thế giới tại Đồng Nai (tháng7/2019)…
Đáng chú ý, hiện nay trên địa bàn cả nước có trên 500 cơ sở y tế, phòng khám, chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức như Tuệ Tĩnh Đường, Trạm xá, Phòng khám đa khoa…
Các cơ sở y tế này khám, bốc thuốc cho hàng vạn lượt bệnh nhân, ưu tiên cho những bệnh nhân nghèo, khó khăn với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Cả nước hiện tại có khoảng gần 300 trường mầm non, 2.000 lớp học tình thương; 12 cơ sở dạy nghề thuộc các tổ chức tôn giáo…
Phát huy những điểm tương đồng
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các đại biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các đại biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Sau khi lắng nghe những ý kiến tâm huyết, đề xuất, kiến nghị của đại diện các tổ chức tôn giáo tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, các ý kiến góp ý trong cuộc gặp mặt là thiết thực, góp phần để Trung ương triển khai có hiệu quả hơn nữa chính sách pháp luật nói chung và đặc biệt là chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, việc đạo, việc đời ở Việt Nam.
Thủ tướng giao Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến để tham mưu cho Chính phủ, nhất là những kiến nghị thực tiễn, những ách tắc, khó khăn của các tôn giáo trong quá trình thực thi việc đạo, việc đời.
Thủ tướng nhận xét, đa số các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó với dân tộc, thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.
Những điểm tương đồng giữa tôn giáo với xã hội, giữa giáo lý, giáo luật với các quy định pháp luật của Nhà nước ngày càng được phát huy; mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đã gắn bó chặt chẽ; đồng bào các tôn giáo đoàn kết cùng nhân dân cả nước phấn đấu cho sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc.
Các tổ chức tôn giáo được công nhận đều cơ bản hoạt động theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, phát huy được những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong dời sống xã hội.
Các tôn giáo luôn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; chức sắc tôn giáo gương mẫu thực hiện và vận động tín đồ chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, bài trừ hoạt động mê tín dị đoan...
Nhiều khu dân cư ở vùng có đông đồng bào theo các tôn giáo đã có nhiững phong trào thi đua với mô hình hay và cách làm sáng tạo, đã có nhiều tấm gương, hình ảnh “tốt đời, đẹp đạo” trong cộng đồng, trở thành điểm sáng về phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy...
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp của các tôn giáo ở Việt Nam.
Chưa khơi thông và phát huy hết nguồn lực
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng đề cập đến những khó khăn, thách thức cần khắc phục, giải quyết trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cũng như hoạt động của các tổ chức tôn giáo.
Cụ thể là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ; cơ chế, chính sách vẫn còn chồng chéo và có bất cập; việc triển khai thực hiện một số nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo còn lúng túng, thiếu thống nhất trong xử lý; chưa khơi thông và phát huy hết nguồn lực của tôn giáo để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng chỉ rõ, một số cấp chính quyền có nơi, có lúc còn thiếu quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật ở một số địa phương còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng liên quan đến tôn giáo chưa hiệu quả...
Cùng với đó, trong đời sống xã hội vẫn còn một số hiện tượng tín ngưỡng mới, tà đạo hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian, tiền bạc của nhân dân.
Ở đâu đó vẫn còn tình trạng lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, gây phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Cùng đồng hành với Chính phủ
Điểm lại những thành tựu lớn của đất nước trong tiến trình hội nhập, Thủ tướng nêu rõ, bối cảnh hiện nay đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị, của các cấp các ngành và toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của các chức sắc chức việc, nhà tu hành và đồng bào theo tôn giáo nhằm huy động, kết nối mọi nguồn lực trong nước và quốc tế trên nền tảng giá trị văn hóa con người Việt Nam.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn quý vị chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tiếp tục cùng đồng hành với Chính phủ và chính quyền các cấp, gương mẫu, trách nhiệm, tận tụy; hướng dẫn, động viên chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo thực hiện đúng phương châm, đường hướng hành đạo gắn bó đồng hành với dân tộc.
Các chức sắc, chức việc cần phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng cùng giải quyết những khó khăn, vướng mắc với tinh thần xây dựng, thiện chí và khách quan.
“Nguyên tắc chung là phải nhìn nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên tinh thần thượng tôn pháp luật và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tôn giáo của mọi người dân” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đề nghị các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tiếp tục phấn đấu làm gương để quần chúng, tín đồ noi theo, nêu gương văn hóa từ bi, bác ái, xây dựng mối quan hệ đạo-đời hòa hợp.
Các chức sắc, chức việc của các tôn giáo cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp bảo đảm hoạt động tôn giáo theo đúng tôn chỉ, đường hướng, hiến chương, đúng pháp luật; đề xuất những hoạt động phát huy nguồn lực của tổ chức tôn giáo, tham gia tích cực hiệu quả các hoạt động xã hội, nhất là các lĩnh vực thế mạnh của tôn giáo như: y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề, từ thiện xã hội, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường....
Đi liền với đó là các chức sắc, chức việc không được để xảy ra các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo mê tín dị đoan, trục lợi, gây bức xúc trong xã hội, chia rẽ nhân dân, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các thế lực lợi dụng chống phá chính sách “dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo,” cản trở Việt Nam trong hội nhập và hợp tác quốc tế.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng cần tập trung cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chỉnh sách pháp luật vê công tác tôn giáo, phát huy vai trò tích cực của các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng nhấn mạnh những kết quả tích cực trong khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong những năm qua đã tiếp thêm động lực để cả nước phấn đấu hoàn thành thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà một trong những nguồn động lực đó phải bắt nguồn từ sự phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của của nhân dân.
Quang Vũ-Nguyễn Sơn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chiều tối 22/12, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, thăm hỏi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, bà con cộng đồng người Việt đang làm ăn và sinh sống tại Indonesia. Chủ tịch nước mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, trở thành cộng đồng lớn mạnh, đóng góp phát triển nước sở tại và hướng về xây dựng quê hương, đất nước.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

(GLO)- Sáng 19-12, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị lần thứ 12 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 và giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

(GLO)- Hàng năm, Huyện ủy Mang Yang đều ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Qua đó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh từ cơ sở, phát huy tốt trách nhiệm của người dân trong việc tham gia ý kiến xây dựng hệ thống chính trị, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống người dân, tạo lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

(GLO)- Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2022 do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức trong 3 ngày (14 đến 16-12) tại TP. Đà Lạt đã thành công tốt đẹp. Hội thi đã trở thành ngày hội của những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là của đội ngũ giảng viên Trung tâm Chính trị huyện các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.