Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành nông nghiệp cần nhân rộng những mô hình phát triển kinh tế hay, hiệu quả hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ngày 13-1, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022 triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự và chủ trì có các đồng chí: Phạm Minh Chính-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan-Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; cùng dự có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.

Chủ trì tại điểm cầu Gia Lai có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa; cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và đại diện một số Hợp tác xã, doanh nghiệp trong tỉnh.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Diệp
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành trong năm 2022 tăng 3,36% so với năm 2021; kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm trước. Trong đó, thặng dư thương mại 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021, có 73,06% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 255 huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,2% chất lượng rừng từng bước được nâng cao.

Tại Gia Lai, năm 2022 mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giá xăng dầu và vật tư nông nghiệp tăng cao, nhưng ngành Nông nghiệp tỉnh đã có nhiều giải pháp duy trì phát triển ổn định. Theo đó, tổng giá trị sản xuất nôn-lâm và thủy sản của ngành đạt 33.823,3 tỷ đồng, tăng 6,67% so với năm 2021. Trong đó, nông nghiệp tăng 6,64%, lâm nghiệp tăng 7,33%, thủy sản tăng 8,74%, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ chăn nuôi ngành chăn nuôi ngày càng tăng, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 47,15%. Toàn tỉnh đã có 37.592 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm; 233.523 ha cây trồng sản xuất đạt các tiêu chuẩn chiếm 41% tổng diện tích gieo trồng. Đặc biệt, đã có 95 mã số vùng trồng với diện tích 6.683 ha, 22 mã số cơ sở đóng gói với công suất 665-795 tấn quả tươi/ngày; 321 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3-4 sao cấp tỉnh… Hiện nay, có 274 dự án được các nhà đầu tư quan tâm gồm 38 dự án trồng trọt, 200 dự án chăn nuôi và 36 dự án trồng rừng với kinh phí đăng ký đầu tư trên 41.783 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn như tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại một số địa phương của tỉnh còn lúng túng. Việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch và quản lý nhà nước về lâm nghiệp còn hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi còn bất cập. Xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới còn nhiều hạn chế do nguồn lực phân bổ chậm. Chế độ chính sách và kinh phí phục vụ quản lý bảo vệ, phát triển rừng chưa đảm bảo, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế nhất là hạ tầng thủy lợi và logictics…

Tại hội nghị, tỉnh Gia Lai đề xuất với Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm, hỗ trợ tỉnh như đầu tư 3 dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.178 tỷ đồng. Sớm khởi động dự án thủy lợi Ia Thul (huyện Ia Pa). Hỗ trợ tỉnh tiếp cận thực hiện dự án tăng cường kiểm soát lũ và tích nước trên lưu vực sông Ba nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu để xử lý hạn hán, điều tiết nước…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Nguyễn Diệp
Các đại biểu lắng nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Diệp

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương ngành nông nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022, đồng thời gửi lời chúc mừng đến ngành nông nghiệp cả nước đã có nhiều đóng góp hết sức quan trọng trên các lĩnh vực, ổn định kinh tế vỹ mô, kiểm soát lạm phát, thị trường lao động phục hồi. Ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Kết quả này là nhờ sự điều hành linh hoạt phù hợp, chuyển trạng thái từ nhập siêu sang xuất siêu. Chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển toàn diện. Gắn sản xuất với thị trường chế biến và chuỗi giá trị gia tăng. Xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến rõ nét, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã có sự phối hợp hỗ trợ chặt chẽ… Ngành nông nghiệp đã hành động rất đúng tầm, điều hành linh hoạt sáng tạo phù hợp với thực tiễn. Tăng cường phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn lực cho các địa phương thực hiện. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm mang lại những kết quả hết sức to lớn.

Dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn còn những hạn chế là tăng trưởng chưa bền vững, ứng dụng khoa học và công nghệ chưa nhiều. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn chênh lệch vùng miền, giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp còn chậm…

Năm 2023 tiếp tục là một năm gặp nhiều khó khăn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp tục tự tin, bản lĩnh linh hoạt để vượt qua khó khăn. Thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương đề ra; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phù hợp; ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển nông nghiệp, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Phối hợp với ngành Ngân hàng đáp ứng nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và nông dân. Đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường tiêu thụ, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Nhân rộng những mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp hay, cách làm mới hiệu quả của cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp và người dân các địa phương. Thực hiện Chương trình OCOP hiệu quả, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp làm tốt công tác dự báo thị trường. Tăng cường quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và phòng hộ. Cụ thể hóa các chương trình mục tiêu quốc gia, nâng cao thu nhập cho người dân…

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.