Thu hoạch mía chậm: Nông dân lo lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến thời điểm này, tại huyện Kbang và Đak Pơ, tiến độ thu hoạch mía chỉ đạt 30-50%, trong khi cùng thời điểm này các năm, việc thu hoạch mía bước vào giai đoạn cuối.

Tiến độ thu hoạch chậm

Tại huyện Kbang, niên vụ mía 2016-2017, toàn huyện canh tác 10.237 ha. Tính đến ngày 15-3, mía thu hoạch chỉ 3.561 ha, đạt 34,8%. “Cùng kỳ các năm trước, đến thời điểm này đã thu hoạch 60-70% diện tích”-ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết. Theo quy hoạch, huyện Kbang phát triển 7.610 ha mía, trong đó, vùng nguyên liệu do Nhà máy Đường An Khê đầu tư khoảng 5.970 ha, còn 1.640 ha do Nhà máy Đường Bình Định đầu tư. “Năm nay, Nhà máy Đường Bình Định không đầu tư nữa mà chỉ thu mua. Tiến độ thu mua chậm đã ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cho niên vụ mới. Hơn nữa, nếu để mía trên ruộng kéo dài sẽ nhẹ cân”-ông Tình cho biết thêm.

 

Thu hoạch mía bằng cơ giới. Ảnh: H.L
Thu hoạch mía bằng cơ giới. Ảnh: H.L

Thực tế lượng mía trên ruộng vẫn còn rất nhiều. “Nhà tôi trồng 1 ha mía sát tỉnh lộ 669. Dù đã thống nhất mua bán với đại lý một tháng trời rồi nhưng giục mãi vẫn chưa chịu bố trí chặt. Ruộng mía gần khu dân cư nên lo sợ bị cháy”-ông Võ Tường (thôn 3, xã Đông, huyện Kbang) bày tỏ.

Tương tự, tại huyện Đak Pơ, tính đến giữa tháng 3, toàn huyện mới chỉ thu hoạch 4.212/7.510 ha mía, đạt tỷ lệ 53,4%. Có những xã thu hoạch chưa tới 30% diện tích như: Phú An (25,7%), Tân An (29,8%)… “Các năm trước, đến trước Tết Nguyên đán, nhà máy đã thu mua 50% diện tích, năm nay chỉ 20%. Nhiều hộ nóng ruột đã tìm cách bán mía cho một số nhà máy khác ngoài khu vực”-ông Đoàn Minh Duy-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ cho biết. Với tiến độ này, phải đến hết tháng 6 năm nay, việc thu hoạch mía mới hoàn tất.

Lo mía cháy

Từ đầu tháng 3 đến nay, khu vực phía Đông tỉnh xuất hiện nắng nóng. Mía để lâu ngày trở nên khô, nguy cơ cháy rất cao. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ, từ đầu vụ thu hoạch tới nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 5 vụ cháy mía, thiệt hại 50,2 ha. Nguyên nhân là do người dân bất cẩn trong quá trình vệ sinh ruộng mía sau thu hoạch. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền và ngành chuyên môn đã làm việc với Nhà máy Đường An Khê, yêu cầu sớm thu mua mía bị cháy cho nông dân, giảm thiểu thiệt hại.

 

Năng suất mía tại huyện Đak Pơ niên vụ 2016-2017 khoảng 68 tấn/ha theo phương pháp sản xuất truyền thống và 80-100 tấn/ha tại cánh đồng mẫu lớn kết hợp cơ giới hóa. Mức giá thu mua tại ruộng của đại lý là 550-650 đồng/kg. Với mức giá này, trừ chi phí, nông dân thu lãi 10-30 triệu đồng/ha.

Còn tại huyện Kbang cũng đã xảy ra 1 vụ cháy làm thiệt hại 1 ha mía. “Nhờ phát hiện kịp thời nên đám cháy được kiểm soát, không lan rộng sang các khu vực khác”-ông Mã Văn Tình cho biết.

Trong điều kiện thời tiết khô nóng, huyện Đak Pơ và Kbang đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn trường hợp cháy mía có thể xảy ra. “Chúng tôi đã có văn bản gửi về tất cả các xã thông báo cho nhân dân, đặc biệt là các hộ trồng mía chú ý vệ sinh ruộng mía sau thu hoạch, kiểm tra thường xuyên đề phòng hỏa hoạn”-ông Đoàn Minh Duy chia sẻ thêm.

Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 1-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 13 ngàn tấn hồ tiêu, trị giá 87 triệu USD (giảm 25,6% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng từng được ví như loại trái "tỷ đô" với kim ngạch xuất khẩu liên tiếp phá kỷ lục nhiều năm nhưng lại đang phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 80% trong những tháng đầu năm.

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.