Thông tin 'nóng' về hồ thủy điện Thác Bà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đến 9h sáng nay (11/9), lượng nước về hồ chứa thuỷ điện Thác Bà đã giảm xuống còn 3150 m3/s, tổng lưu lượng xả là 3200 m3/s (lượng xả nhiều hơn nước về hồ).

Thủy điện đã mở 3/3 cửa xả theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sẵn sàng phương án ứng phó để đảm bảo an toàn đập.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, lưu lượng nước lớn vẫn tiếp tục đổ về các hồ thuỷ điện. Các hồ chứa thủy điện ở phía Bắc hiện đang thực hiện mở các cửa xả để điều tiết theo điều hành của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai các tỉnh, thành phố.

Hiện thủy điện Tuyên Quang đang mở 5 cửa xả, Lai Châu mở 1 cửa, Bản Chát mở 1 cửa, Huội Quảng mở 1 cửa, Thác Bà mở 3 cửa, Trung Sơn mở 6 cửa, Bản Vẽ mở 6 cửa xả.

Thủy điện Tuyên Quang xả lũ.

Thủy điện Tuyên Quang xả lũ.

Với hai hồ thủy điện đang gây nhiều lo ngại nhất là Tuyên Quang và Thác Bà, EVN cho biết, hoạt động của nhà máy vẫn ổn định. Theo đó, thủy điện Tuyên Quang có lưu lượng về hồ lớn nhất là 6.966 m3/s lúc 9h ngày 9/9. Hiện tại, lưu lượng về hồ đã giảm xuống còn 2.850 m3/s, tổng lưu lượng xả là 4.359 m3/s, mực nước thượng lưu đã giảm xuống còn 117,9 m.

“Từ 14h ngày 8/9 đến 15h ngày 9/9, hồ chứa Tuyên Quang đã thực hiện lệnh mở 8/8 cửa xả đáy theo lệnh chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. Ngày 10/9 đã đóng 2 cửa lúc 8h và 12h. Lúc 8h hôm nay, 11/9, nhà máy đã đóng thêm 1 cửa xả”, EVN cho hay.

Với thủy điện Thác Bà, EVN cho biết, lưu lượng về hồ lớn nhất lên tới 5.620 m3/s lúc 9h ngày 10/9. Hiện tại, lưu lượng về hồ đã giảm xuống còn 3.150 m3/s, tổng lưu lượng xả là 3.200 m3/s (lượng xả nhiều hơn nước về hồ). Hiện hồ chứa Thác Bà đã thực hiện lệnh mở 3/3 cửa xả theo lệnh chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.

Ngày 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội và các tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, nhất là Yên Bái chuẩn bị phương án xấu nhất có thể xảy ra với hồ Thác Bà.

Công ty cũng đã ban hành văn bản số 1841 về việc ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện Thác Bà. Tỉnh Yên Bái cũng đã sẵn sàng phương án ứng phó để đảm bảo an toàn đập.

Công nhân điện lực khắc phục sự cố về điện.

Công nhân điện lực khắc phục sự cố về điện.

Về khôi phục vận hành lưới điện cao áp, EVN cho biết, lưới điện 500kV đã khôi phục được 11/13 sự cố. Lưới điện 220kV đã khôi phục được 40/44 sự cố và đã khôi phục toàn bộ 10/10 trạm biến áp 220kV. Lưới điện 110kV đã khôi phục được 158/187 sự cố, đã khôi phục và đưa vào vận hành 94/120 trạm biến áp 110kV.

Cũng theo EVN do ảnh hưởng bởi gió bão lớn, và hoàn lưu sau bão nhiều đường dây và trạm biến áp phân phối ở nhiều tỉnh, thành phố ở phía Bắc bị sự cố. Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đến sáng 11/9 đã khôi phục vận hành được 1.376/1.604 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão lụt.

Đồng thời, EVNNPC đã khôi phục cung cấp điện được cho 4,8 triệu khách hàng trên tổng số hơn 5,9 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi (tương ứng tỷ lệ 81,3%). Các đơn vị của Điện lực tại miền Bắc tiếp tục khẩn trương huy động tập trung nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục cung cấp điện trở lại cho các khách hàng bị ảnh hưởng do bão, lũ trong thời gian nhanh nhất có thể.

Các thông số của Thuỷ điện Thác Bà:

Nhà máy thuỷ điện có 3 tổ máy 36 MW, tổng công suất 108 MW. Năm 1978 nâng cấp lên 120 MW.

Sản lượng điện sản xuất bình quân năm khoảng 400 triệu KWh

Đập chính ngăn sông là đập đất đồng chất có lõi chống thấm bằng đất ít thâm

Chiều cao lớn nhất của đập: 48,0 m; Chiều dài đỉnh đập: 657 m

Mực nước chết: 46,0 m; Mực nước dâng bình thường: 58m; Mực nước đón lũ: 50,3m

Khả năng xả lũ lớn nhất: 3.650m3/s.

Theo Phạm Tuyên (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.