Thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chư Pưh có điều kiện đầu tư vào sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Lập gia đình và ra ở riêng với tài sản được bố mẹ cho là 8 sào đất rẫy, nhưng vì không có vốn nên gia đình anh Siu Chang (làng Hrai Dong II, thị trấn Nhơn Hòa) phải bỏ trống diện tích này nhiều năm. Năm 2013, nhờ được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tạo điều kiện cho vay 30 triệu đồng, gia đình anh đã đầu tư trồng 150 trụ hồ tiêu.

 

Anh Ksor Hôh thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Ảnh: L.T
Anh Ksor Hôh thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Ảnh: L.T

Nhờ chăm sóc tốt, 3 năm sau, vườn hồ tiêu của gia đình anh đã cho thu trên 80 triệu đồng. Năm 2015, sau khi trả hết số nợ trên, gia đình anh tiếp tục được cho vay 50 triệu đồng để đầu tư trồng thêm 300 trụ hồ tiêu nhằm tăng thu nhập. Anh Chang phấn khởi cho biết: “Ngoài 150 trụ hồ tiêu trồng năm 2013 đã cho thu hoạch thì 300 trụ hồ tiêu mới trồng cũng sinh trưởng và phát triển khá tốt. Do đó, cuối năm 2016, gia đình tôi đã trả hết nợ và được công nhận thoát nghèo”.

Tương tự, do không có vốn đầu tư sản xuất, mọi chi tiêu đều phụ thuộc vào tiền làm thuê nên những năm trước đây, gia đình anh Ksor Hôh (cùng làng) luôn nằm trong diện nghèo. Năm 2014, nhờ được Hội Nông dân tuyên truyền, vận động, gia đình anh đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để mua 3 con bò giống làm vốn chăn nuôi. Anh Hôh chia sẻ: “Trước đây, gia đình mình khó khăn lắm. Nhờ được vay vốn ưu đãi, cộng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ địa phương, mình đã đầu tư chăn nuôi bò đạt hiệu quả. Đến nay, gia đình mình có thu nhập ổn định, thoát được nghèo”.

Bà Lê Thị Thanh-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Chư Pưh, cho biết: Để hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, thời gian qua, Phòng Giao dịch luôn duy trì tốt hoạt động tại các điểm giao dịch của 9 xã, thị trấn trên địa bàn. Theo đó, tại mỗi điểm giao dịch, đơn vị đều công khai bảng biểu về chế độ chính sách tín dụng ưu đãi, lãi suất cho vay; công khai dư nợ và các văn bản mới liên quan đến tín dụng chính sách. Nhờ đó, chỉ tính từ năm 2015 đến nay, Phòng Giao dịch đã triển khai 13 chương trình cho vay vốn, giải ngân cho trên 10.000 hộ vay với tổng dư nợ trên 215 tỷ  đồng, trong đó có 2.828 hộ nghèo được vay vốn với tổng dư nợ hơn 80,9 tỷ đồng.

Đặc biệt, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện còn thường xuyên phối hợp với các đơn vị ủy thác đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay đúng mục đích. Do đó, nhiều hộ đã đầu tư vào sản xuất có hiệu quả, từng bước nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo. Tính từ năm 2015 đến nay, từ nguồn vốn vay này, toàn huyện đã có trên 1.252 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xuống còn 14,39%. Bà Lê Thị Thanh khẳng định: “Thời gian tới, Phòng Giao dịch sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho hộ nghèo trên địa bàn huyện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đặc biệt là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, Phòng Giao dịch sẽ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích để đầu tư sản xuất có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo”.

Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Duy

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Sáng 22-11, Viện Sinh thái học Miền nam, Trung Tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) cao nguyên Kon Hà Nừng tổ chức hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Khu DTSQ cao nguyên Kon Hà Nừng đến năm 2030.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.