Thăm Khu di tích lịch sử căn cứ kháng chiến H3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày vừa qua, nhiều tập thể, cá nhân đã tổ chức dâng hoa, dâng hương nhằm bày tỏ lòng thành kính với những người có công bảo vệ đất nước tại Khu di tích lịch sử căn cứ kháng chiến H3 tỉnh Đak Lak (thuộc địa phận xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai).
Cán bộ, đảng viên và Nhân dân hành lễ tại căn cứ kháng chiến H3. Ảnh: Hoàng Minh

Cán bộ, đảng viên và Nhân dân hành lễ tại căn cứ kháng chiến H3. Ảnh: Hoàng Minh

H3 là mật danh của huyện H3 do Tỉnh ủy Đak Lak đặt tên và hoạt động cách mạng từ cuối năm 1952. Huyện H3 là vùng Tây Cheo Reo trước ngày giải phóng miền Nam-thống nhất đất nước 30-4-1975, nay bao gồm địa bàn thị xã Ayun Pa và các huyện: Ia Pa, Phú Thiện, Chư Pưh, Chư Sê. Căn cứ kháng chiến H3 nằm ở địa phận xã Ia Phang ngày nay, giáp ranh với 4 xã: Ia Phang, Ia Le (huyện Chư Pưh), Ia Sol (huyện Phú Thiện) và Ea Hleo (huyện Ea Hleo, tỉnh Đak Lak). Trải qua các thời kỳ cách mạng, căn cứ kháng chiến H3 luôn bảo đảm an toàn cho các cơ quan hoạt động.

Ông Lê Quang Thái-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh-cho biết: “Căn cứ kháng chiến H3 là di tích đặc biệt quan trọng của huyện, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy, huyện đang có kế hoạch đầu tư xây dựng các hạng mục như: đường giao thông, bãi đậu các loại xe, nhà làm việc, nhà truyền thống… phục vụ cán bộ và người dân tham quan, tìm hiểu”.

Cán bộ, đảng viên và Nhân dân chụp ảnh tại căn cứ kháng chiến H3. Ảnh: Hoàng Minh

Cán bộ, đảng viên và Nhân dân chụp ảnh tại căn cứ kháng chiến H3. Ảnh: Hoàng Minh

Theo sự hướng dẫn của anh Huỳnh Bảo Quốc-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Ia Phang, chúng tôi vào thăm Khu di tích lịch sử căn cứ kháng chiến H3. Từ trụ sở UBND xã Ia Phang vào căn cứ kháng chiến H3 khoảng 30 km. Đang là mùa khô nên đường đi thuận lợi. Tuy vậy, đi xe máy phải thật cẩn thận, nhất là đoạn đường mòn từ cuối thôn Phú Bình (xã Ia Le) vào đến nơi.

Quả thật, chúng tôi phải nhiều lần vượt qua những đoạn đường đất gồ ghề, la liệt “ổ gà”. Mệt mỏi, vất vả tan biến khi trông thấy Khu di tích lịch sử căn cứ kháng chiến H3 hiện lên trong nắng xuân. Một cảm giác thư thái, thoải mái và biết ơn tự nhiên dào dạt. Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (thôn Phú Bình, xã Ia Le) cho hay: “Gia đình tôi làm rẫy ở gần đây. Dịp Tết đến xuân về, nhiều cá nhân, tập thể đến đây dâng hoa, dâng hương tưởng niệm nên khu di tích thêm phần ấm áp”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.