Thác Phú Cường giờ không còn... cường nữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mới đây, chúng tôi có dịp trở lại thác Phú Cường. Đi cùng tôi là 1 lãnh đạo UBND huyện Chư Sê. Khi đứng trước dòng thác không còn nước, đá trơ ra, nhiều cây cổ thụ chẳng còn tươi tốt, những bãi cỏ, hoa vốn xanh tươi quanh năm giờ khô héo vì thiếu nước, gương mặt anh lộ rõ nét buồn.

1thac.jpg
Ảnh: Đ.M.P

Tôi nhận nhiệm vụ tại huyện Chư Sê vào ngày 25-8-1993 theo quyết định phân công của Tỉnh ủy. Đối với tôi, Chư Sê không lạ. Bởi có một thời gian, tôi theo phục vụ đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ, cho nên tình hình các mặt ở đây ít nhiều cũng đã tích lũy kha khá.

Huyện Chư Sê được thành lập ngày 17-8-1981 khi đó bao gồm cả huyện Chư Pưh ngày nay. Cho đến năm 1993, khi tôi có mặt với vai trò là “chủ nhà” thì tính ra đã hơn 1 thập kỷ xây dựng và phát triển, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều, đặc biệt là cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt hầu như chưa có gì.

Trong một lần trao đổi cùng các anh trong Thường trực Huyện ủy, tôi được biết: Các anh đã có kế hoạch triển khai xây dựng nhà máy thủy điện công suất khoảng 1 MW tại thác Phú Cường, cách thị trấn Chư Sê chừng 5 km về phía Đông Nam theo hướng quốc lộ 25.

Tôi nghe đến làm thủy điện trên thác nước tự nhiên thì bỗng nhớ đến một thời khó khăn vô cùng tỉnh Gia Lai mới thuyết phục được một số nhà khoa học, nhà môi trường học, nhà báo nổi tiếng để tiếp tục hoàn tất thủ tục đề nghị Nhà nước đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Ia Ly.

Khi đó, tôi là người viết một số bài báo “phản biện ngược”, ủng hộ chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Ia Ly, vì một số lý do chính đáng như: ngoài lợi ích kinh tế còn là vấn đề “đền ơn đáp nghĩa” cho đồng bào Tây Nguyên, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa ngành công nghiệp chế biến khu vực này và cả phía Nam phát triển, giải quyết một phần thiếu hụt điện năng khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Vì vậy, tôi trực tiếp “mục sở thị” thác Phú Cường xem thử có xây dựng thủy điện được không.

Tôi thật sự ngẩn ngơ trước dòng thác đang mùa nước lớn ầm ầm đổ, phía trên là những cánh rừng khộp xen lẫn rừng xanh, bao quanh là dòng suối nước xanh trong chảy qua những khe đá hình thành từ nham thạch núi lửa phun trào đã ngừng hoạt động từ triệu năm về trước, rồi đổ xuống bậc dưới, tạo ra con thác cao cả mấy chục mét.

Vách đá phía hạ lưu con thác qua hàng triệu năm hình thành hang động ăn sâu trong lòng núi và những hình thù kỳ bí do thiên tạo mà theo trí tưởng tượng phong phú của con người trở thành phong cảnh đẹp như trong những câu chuyện thần thoại.

Và, tôi lại viết một bài ca ngợi cảnh đẹp nơi này đăng trên báo Gia Lai. Bài báo được dư luận quan tâm. Và thế là ý định phá thác Phú Cường xây thủy điện đã dừng lại. Hàng trăm hộ gia đình ở thị trấn Chư Sê và các cơ quan của huyện thời đó dựa vào một cỗ máy phát điện chạy bằng diezen, công suất phát điện 200 kW, cứ chạy vài đêm lại phải sửa chữa.

Trẻ em học bài trên đầu có bóng điện nhưng trên bàn còn cần thêm chiếc đèn hột vịt. Là những người lãnh đạo, chúng tôi vô cùng xót xa chứng kiến cảnh ấy, nhưng nếu phá đi một dòng thác đẹp như tranh kia để làm thủy điện thì không đành lòng.

May mắn thay, cuối năm 1994, chúng tôi được biết tỉnh có chủ trương đầu tư đưa điện lưới quốc gia từ thị xã Pleiku về một trong những huyện liền kề. Chỉ trong một thời gian ngắn, UBND tỉnh đã có quyết định đầu tư kéo điện lưới về trung tâm hành chính huyện Chư Sê theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm.

Giao thừa năm ấy, gần 1.000 hộ gia đình ở thị trấn Chư Sê và vùng lân cận có điện lưới về, bừng sáng cả không gian. Và vì vậy, dòng thác Phú Cường vẫn nguyên vẹn.

2thac-phu-cuong.jpg
Thác Phú Cường (huyện Chư Sê) nhìn từ trên cao vào thời điểm nguồn nước dồi dào. Ảnh: Phạm Quý

Năm tháng trôi qua, dòng điện Chư Sê lan tỏa đến khắp các buôn làng, công trường, nhà máy. Nhưng thác Phú Cường giờ không còn... cường nữa. Vẫn biết được-mất luôn bù trừ cho nhau, nhưng thác Phú Cường khô kiệt thì tiếc thay!

Phía trên con thác Phú Cường ngày nay, hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu và ruộng bậc thang đã thay thế cho những cánh rừng năm xưa. Cũng từ đấy mà hàng trăm gia đình nông dân ở nơi đây đã đổi đời.

Mới đây, chúng tôi có dịp trở lại tham quan thác Phú Cường. Nơi đây đã được đầu tư xây dựng chiếc cầu thang sắt có tay vịn, bậc đã lên xuống thuận lợi hơn nhiều.

Lại nhớ hồi trước, khách du lịch ghé thăm thác phải khó khăn, vất vả hàng giờ và đủ sức khỏe, không yếu tim thì mới có thể xuống được đến phía bên dưới của con thác để ngắm dòng nước trắng xóa ào ào đổ xuống, ngắm những thảm hoa dại khoe sắc tím vàng, nghe âm thanh của rừng, của gió, của nước...

Đi cùng tôi hôm đó là một lãnh đạo UBND huyện Chư Sê. Khi đứng trước dòng thác không còn nước, đá trơ ra, nhiều cây cổ thụ không còn tươi tốt, những bãi cỏ, hoa vốn xanh tươi quanh năm giờ khô héo vì thiếu nước, gương mặt anh lộ rõ nét buồn.

Có thể bạn quan tâm

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

null