(GLO)- Mới đây, chúng tôi có dịp trở lại thác Phú Cường. Đi cùng tôi là 1 lãnh đạo UBND huyện Chư Sê. Khi đứng trước dòng thác không còn nước, đá trơ ra, nhiều cây cổ thụ chẳng còn tươi tốt, những bãi cỏ, hoa vốn xanh tươi quanh năm giờ khô héo vì thiếu nước, gương mặt anh lộ rõ nét buồn.
(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
(GLO)- Gia Lai có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử-văn hóa và những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc bản địa. Xác định rõ thế mạnh của địa phương, những năm qua, tỉnh đã nỗ lực phát triển ngành du lịch song kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương, tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ, mang tính đột phá.
(GLO)- Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nhưng ngành “công nghiệp không khói“ của huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vẫn chưa có sự đột phá mạnh mẽ. Nguyên nhân là do nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, trong khi việc kêu gọi xã hội hóa phát triển lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.
(GLO)- Pleiku nhỏ như lòng bàn tay. Những du khách đặt chân đến Phố núi sau tầm một giờ đồng hồ vòng vèo khám phá nội thành đều “chốt sổ“ lại như vậy, như câu thơ của Vũ Hữu Định “đi dăm phút đã về chốn cũ“.
(GLO)- Thác Phú Cường là thác trên sông Ia Pết ở vùng đất xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Thác Phú Cường nằm cách quốc lộ 25 từ ngã ba Phú Cường về phía đông cỡ 1,3 km theo đường thẳng và đi đường bộ thì cỡ 2 km. Thác cách thị trấn Chư Sê cỡ 18 km.
(GLO)- Thời gian qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) huy động nhiều nguồn lực đầu tư nhằm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, đưa ngành du lịch phát triển hơn nữa.
(GLO)- Thời gian gần đây, thác Kleng (làng Tơ Răh, xã Bar Măih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở thành điểm đến của nhiều du khách. Đến đây, mọi người được thoải mái tận hưởng không khí trong lành giữa núi non hùng vĩ và tắm mình trong dòng suối mát lành.
Tây Nguyên là điểm đến ngày càng thu hút với giới ưa xê dịch. Sở hữu vẻ đẹp kết hợp giữa kỳ vĩ, hoang sơ và bí ẩn, mảnh đất bazan mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm khó quên.
Tây Nguyên là mảnh đất trời phú được thiên nhiên ban tặng vô vàn ngọn thác đẹp. Có thể kể đến vài cái tên Pongour, Prenn, Dambri (Lâm Đồng), thác Draynur (Đăk Lăk), Dray Sáp, Đăk G'Lun (Đăk Nông)... Thác Phú Cường tỉnh Gia Lai cũng nằm trong số đó, là điểm đến du lịch sinh thái đầy hấp dẫn của huyện Chư Sê ngày nay.
(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Phú Thiện và Chư Sê ngày 21-2 để thống nhất chủ trương đề xuất đầu tư phát triển hạ tầng kết nối tuyến du lịch của 2 địa phương này.
Sắc vàng của những cánh rừng châu Âu chắc chắn cuốn hút kẻ lữ hành ưa xê dịch. Vậy nhưng nếu ai đó may mắn có mặt ở phố núi Pleiku (Gia Lai) thời điểm này sẽ không khỏi xuýt xoa bởi sắc thu ngọt ngào không kém.
(GLO)- Theo nhận định của các chuyên gia, nếu được đầu tư bài bản thì thác Phú Cường (huyện Chư Sê, Gia Lai) sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
(GLO)- Cách TP. Pleiku khoảng 45km về hướng Đông Nam, thác Phú Cường (xã Dun, huyện Chư Sê) được mệnh danh là một trong những thác nước đẹp nhất ở tỉnh Gia Lai, nơi du khách sẽ được lạc vào trong trong khung cảnh hoang sơ nhưng không kém phần tráng lệ giữa đại ngàn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 1401/SKHĐT-DN yêu cầu Công ty cổ phần Phú Hưng Thịnh Gia Lai (thôn 1, xã Ia Pal, huyện Chư Sê) chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái thác Phú Cường do liên tục chậm trễ trong kế hoạch triển khai và báo cáo tiến độ thực hiện dự án. Đến hết năm 2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án và Công ty có trách nhiệm bàn giao mặt bằng sạch.